CSVN – Theo dự báo của Bộ Công Thương, mức tiêu dùng ô tô tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là khi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) có hiệu lực. Cụ thể, vào năm 2025, nhu cầu ô tô của Việt Nam sẽ đạt khoảng 800.000 – 900.000 xe và tới năm 2030 sẽ tăng lên 1,5 – 1,8 triệu chiếc. Quy định tăng tỷ trọng xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ tạo ra dư địa tăng trưởng cho tiêu thụ săm lốp trong nước. Với tình hình đó, dự báo trong năm nay và các năm tới, doanh số lốp xe ô tô có khả năng tăng trưởng khá, đặc biệt là lốp Radial (sợi mành thép).
Theo dự báo, thị trường săm lốp ô tô đạt giá trị 102 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 122 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ CAGR hơn 3% trong giai đoạn dự báo, 2021-2026. Trong bối cảnh này, tốc độ tăng trưởng về giá trị của thị trường săm lốp Việt Nam được dự báo cao gấp 2 lần so với mức bình quân của thế giới, đồng thời cũng cao hơn mức bình quân 6% của nhóm thị trường đang phát triển.
P.V
Doanh nghiệp đề xuất đầu tư khu công nghiệp ngành gỗ tại Đồng Nai
Theo Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa), chưa đến 30% DN ngành gỗ trên địa bàn tỉnh có nhà máy đặt trong KCN. Ngành gỗ đã cố gắng gắn Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng vào chuỗi tham quan, xúc tiến thương mại của các nước, tập đoàn lớn trên thế giới nhưng hiện tại Việt Nam chưa đủ quy mô tổ chức vì thiếu khu vực sản xuất tập trung quy mô lớn, chuỗi sản xuất liên ngành…
Căn cứ tình hình thực tiễn, Dowa cùng với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cùng Hiệp hội gỗ các tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước mong muốn được địa phương ủng hộ đề xuất xây dựng một trung tâm sản xuất, triển lãm đồ gỗ liên vùng trên quy mô khoảng 1 ngàn ha tại huyện Xuân Lộc. Các đơn vị đã hợp tác thành lập một DN riêng để xúc tiến cho nhiệm vụ này và đang làm việc với huyện Xuân Lộc, các sở, ngành của tỉnh về các nội dung liên quan của đề xuất.
Ngoài ra, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, đơn vị chuyên trồng rừng, chế biến, sản xuất giấy, gỗ với diện tích quản lý, khai thác, sản xuất lớn ở Đồng Nai đã trình đề xuất xây dựng KCN tập trung lấy tên Mo Nang ở huyện Vĩnh Cửu. Theo đó, Tập đoàn Tân Mai đề xuất cho phép công ty nghiên cứu, thành lập một KCN quy mô hơn 200ha.
Ý tưởng của chủ đầu tư là xây dựng KCN chuyên ngành gỗ phục vụ việc di dời các cơ sở chế biến gỗ tại TP. Biên Hòa và các địa phương lân cận ra khỏi khu dân cư hiện hữu. KCN sẽ được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hình thành khu sản xuất, thương mại, dịch vụ tập trung theo mô hình chuỗi giá trị ngành gỗ. Bên cạnh nhà xưởng công nghiệp là khu nhà ở xã hội quy mô 71 ha liền kề cung cấp nhà ở và các dịch vụ tiện ích gồm: trường học, y tế, thể thao, khu vui chơi giải trí phục vụ cho chuyên gia và người lao động…
V.G
Related posts:
- Chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu: Cần đổi mới và đột phá
- Nigeria thúc đẩy phát triển diện tích cao su
- Gỗ Thuận An chỉ còn 2 cổ đông sáng lập
- VRG Nhật Bản tích cực hỗ trợ các đơn vị ký kết đơn hàng
- Giá cao su đầu tuần giao dịch trái chiều
- Triển lãm thiết bị chế biến gỗ lớn nhất Việt Nam
- "Cần ứng phó linh hoạt với diễn biến thị trường"
- Ngành dệt may nhiều điểm sáng
- Doanh nghiệp cao su tại Lào gặp khó trong tiêu thụ
- Giá cao su thị trường nội địa Ấn Độ đạt mức cao nhất trong 12 năm trong khi giá toàn cầu giảm