CSVN – Thị trường cao su tự nhiên (NR) dự đoán tiềm năng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu vào cuối quý I năm 2024. Xu hướng tính đến tháng 10 cho thấy sản lượng ở các nước sản xuất lớn sẽ giảm mạnh trong cả năm 2023.
Sản lượng ở Thái Lan, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, đã giảm 9,0% hàng năm trong quý III (tháng 7 đến tháng 9 năm 2023). Sản lượng cả năm ở Thái Lan đang có xu hướng giảm 4,4%. Đến với nhà sản xuất lớn thứ hai Indonesia, sản lượng vào năm 2023 dự kiến sẽ giảm mạnh 14,6%. Malaysia dự kiến sản lượng cao su thiên nhiên sẽ giảm 9% trong năm 2023. Tại các nước sản xuất lớn khác, sản lượng dự kiến sẽ giảm nhẹ ở Việt Nam (-1,1%), Trung Quốc (-0,9%) và Ấn Độ (-0,8%). Tuy nhiên, mức tăng vượt bật 26,1% dự kiến trong sản lượng từ Cote d’Ivoire có thể bù đắp phần nào sản lượng thấp hơn ở các quốc gia trên. Tổng sản lượng thế giới trong năm 2023 dự kiến đạt 14,343 triệu tấn, giảm 1,9% so với năm trước (Bảng 1).
Theo triển vọng được WhatNext Rubber Media International báo cáo vào giữa năm 2023, khoảng thời gian 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2023 dự kiến sẽ tạo ra tổng thặng dư 1,4 triệu tấn và điều này sẽ đủ để bù đắp tổng thâm hụt 1,4 triệu tấn dự kiến trong sáu tháng tiếp theo (tức là từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2024). Tuy nhiên, kịch bản hiện đã thay đổi mạnh mẽ do sản lượng giảm mạnh ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Sản lượng giảm mạnh bất ngờ ở ba quốc gia này cùng với mức giảm nhẹ ở Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ đã xóa sạch khoảng 0,7 triệu tấn khỏi sản lượng thế giới dự kiến cho năm 2023. Điều đó có nghĩa là lượng tồn kho chuyển nguồn sẵn có để đáp ứng sự thiếu hụt dự kiến trong nửa đầu năm 2024 hiện thấp hơn 0,7 triệu tấn so với sản lượng dự kiến vào giữa năm 2023. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt dự kiến này, một khả năng khác là sử dụng lượng hàng tồn kho tích lũy trong vài năm trước năm 2023.
Tuy nhiên nguồn cung trên thế giới bị thiếu hụt cả trong năm 2021 và 2022. Hơn nữa, phần lớn hơn trong số tích lũy của những năm trước đó đã được sử dụng để bù đắp tình trạng thiếu hụt trong nửa đầu năm 2023.
Nguồn cung trong nửa đầu năm 2023 thiếu hụt 1,5 triệu tấn so với nhu cầu, có nghĩa là số lượng ước tính 1,5 triệu tấn đã được sử dụng từ lượng tồn kho tích lũy trước năm 2023. Điều đó ngụ ý rằng thị trường không thể tin tưởng nhiều vào lượng tồn kho tích lũy của những năm trước. Tình huống như vậy cho thấy tình trạng nguồn cung khan hiếm có khả năng xuất hiện vào khoảng tháng 3 năm 2024 và có thể tăng cường trong 5 tháng tiếp theo (tức là từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2024) và có thể tiến triển thành tình trạng thiếu hụt toàn cầu trong khoảng thời gian giữa năm 2024. .
Các hoạt động kinh tế ở Hoa Kỳ và Châu Âu dự kiến sẽ bắt đầu cải thiện vào nửa cuối năm 2024 do chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng Trung ương tương ứng. Xu hướng lạm phát gần đây nhất và các chỉ số kinh tế quan trọng cho thấy khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào nửa đầu năm 2024.
Động lực phục hồi kinh tế có thể thúc đẩy triển vọng nhu cầu đối với cao su thiên nhiên trước quý IV năm 2024. Triển vọng nhu cầu cải thiện có thể khiến các công ty sản xuất lốp ô tô tích cực tìm nguồn cung ứng cao su thiên nhiên trước mùa nghỉ cạo tiếp theo. Điều này cho thấy tình trạng nguồn cung thắt chặt có thể tồn tại thậm chí sau tháng 8 năm 2024 do nhu cầu có khả năng phục hồi, đặc biệt là từ Mỹ và Châu Âu. Tình trạng nguồn cung khan hiếm có khả năng xuất hiện vào tháng 3 năm 2024 và tình trạng trầm trọng tiếp theo của nó báo hiệu khả năng giá cao su thiên nhiên sẽ phá vỡ xu hướng vào cuối quý I năm 2024. Xu hướng tăng thậm chí có thể bắt đầu sớm hơn khi các nhà đầu tư đầu cơ bắt đầu đặt cược vào tình trạng thiếu hụt toàn cầu sắp xảy ra.
Một khi giá tăng trở lại, nông dân sẽ được khuyến khích tăng sản lượng bằng cách áp dụng nhiều biện pháp ngắn hạn khác nhau để nâng cao năng suất mủ từ những cây hiện có của họ. Điều này có thể làm tăng đáng kể nguồn cung khi nông dân tiếp tục khai thác sau mùa nghỉ cạo. Giá cả thuận lợi có thể sẽ khiến nguồn cung thế giới tăng lên khi nông dân trên toàn thế giới cố gắng thu được lợi nhuận tối đa từ tài sản của họ. Phần lớn cây trưởng thành bị bỏ hoang trong nhiều năm ở Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia và Sri Lanka sẽ được mở lại để khai thác khi giá trở nên hấp dẫn.
NGUYỄN ANH NGHĨA
(Theo Jom Jacob, WhatNext Rubber Media International)
Related posts:
- Cao su Hòa Bình doanh thu 98,5 tỷ đồng năm 2016
- Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi kéo giá cao su tăng trở lại
- Tôn vinh 14 doanh nghiệp tại Hội nghị Quốc tế và Họp mặt Doanh nhân Cao su 2020
- Doanh nghiệp cao su tại Lào gặp khó trong tiêu thụ
- Trên 98% sản phẩm cao su Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- Giá cao su 12/5: Nhật Bản khởi sắc trở lại, Trung Quốc giữ đà giảm, tăng cường dự trữ cao su
- Cao su học hỏi hồ tiêu?
- Nỗ lực tìm kiếm khách hàng trong tư vấn đầu tư, thi công xây dựng
- VRG gặp mặt khách hàng đầu năm
- Nhiều doanh nghiệp tham gia triển lãm công nghiệp nhựa và cao su