CSVN – Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song với sự đoàn kết, quyết tâm cao của toàn thể CB.CNV LĐ, các công ty cao su khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) đã vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ.
Vượt 7% kế hoạch sản lượng
Khu vực MNPB gồm 9 công ty CPCS: Lai Châu, Lai Châu II, Dầu Tiếng – Lai Châu, Điện Biên, Mường Nhé – Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Dầu Tiếng – Lào Cai; hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. Năm 2023, các công ty quản lý 28.715 ha cao su. Trong đó, vườn cây KTCB trên 7.191 ha, vườn cây khai thác hơn 21.491 ha, sản lượng khai thác được giao 21.926 tấn. Tổng CB.CNV LĐ 5.020 người, hộ nhận khoán 1.293, trong đó trung bình từ 90 – 95% là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hoạt động của các công ty. Hiện nay, khu vực MNPB có 2 nhà máy chế biến tại Sơn La và Lai Châu. Nhà máy chế biến mủ Cao su Lai Châu đi vào hoạt động từ tháng 7/2023. Năng suất 2 nhà máy có giới hạn, vì vậy các đơn vị khác phải gia công tại các khu vực miền Trung, Đông Nam bộ. Do đó phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí gia công chế biến cao hoặc bán mủ nguyên liệu chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giá mủ thấp hơn giá kế hoạch (KH), giá nhiên liệu và các loại vật tư đều tăng cao ảnh hưởng đến các chi phí như vận chuyển, gia công chế biến, trang bị vật tư đều cao. Thời tiết tại khu vực MNPB rất khắc nghiệt, lực lượng lao động đã có nhiều cải thiện, song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế như tay nghề và tác phong lao động… Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực vượt khó, năm 2023, sản lượng khai thác khu vực MNPB đạt 22.016 tấn (vượt 7% KH).
Ổn định việc làm, thu nhập lao động bản địa
Vượt qua một năm đầy khó khăn, các công ty có tổng doanh thu trên 736 tỷ đồng (đạt 80% KH). Đặc biệt có 2 đơn vị đạt doanh thu với tỷ lệ từ 100% so với KH: Dầu Tiếng – Lai Châu và Dầu Tiếng – Lào Cai. Tổng lợi nhuận trước thuế của các công ty 210 tỷ đồng, trong đó 3 công ty có lợi nhuận: Điện Biên, Dầu Tiếng – Lai Châu, Dầu Tiếng – Lào Cai. Nộp ngân sách Nhà nước 21,2 tỷ đồng.
Các công ty thường xuyên quan tâm tạo điều kiện và thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với NLĐ, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho NLĐ và hộ nhận khoán. Tiền lương bình quân khu vực MNPB đạt 5,81 triệu đồng/người/tháng (cao hơn năm 2022 là 8%). Những đơn vị có mức lương bình quân cao gồm: Dầu Tiếng – Lai Châu 6,8 triệu đồng/người/ tháng; Dầu Tiếng – Lào Cai 6,4 triệu đồng/người/ tháng; Lai Châu 6,1 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, các công ty thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội; công tác xã hội, từ thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương nơi đơn vị đứng chân. Giá trị ủng hộ năm 2023 trên 372 triệu đồng.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn do giá bán bình quân thấp hơn nhiều so với giá bán KH và thấp hơn giá thành, thời tiết khắc nghiệt… Song các công ty khu vực MNPB đã nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. Việc làm và thu nhập của NLĐ ổn định, tiền lương cao hơn năm trước, giúp NLĐ yên tâm gắn bó lao động sản xuất với các đơn vị.
BÌNH MINH
Related posts:
- Cao su Bình Long: 34 học viên hoàn thành lớp nâng cao năng lực quản trị
- Thành công của cao su Tân Biên - Kampong Thom góp phần tô thắm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia
- Gởi niềm tin vào mùa cạo mới
- Việc làm đầy ý nghĩa của Báo cáo viên Cao su Sa Thầy
- Cao su Sa Thầy chú trọng chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường
- Ấm áp bữa sáng cho công nhân mùa nước rút
- Cao su Hương Khê - Hà Tĩnh về sớm kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Ông Lê Văn Vui giữ chức Chủ tịch HĐTV Cao su Bình Long
- Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh khám, phát thuốc và quà c...
- Khúc tráng ca cao su Tây Bắc: [Bài 3] Tiếng reo vui ở Mường Trời