CSVN – Theo các chuyên gia, quy định mới của EU về chống phá rừng (EUDR) bị coi là “phi thực tế’’ khi cao su hay cà phê hiện không còn là nông sản gây chặt phá rừng nhiều nhất.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng động thái này sẽ chỉ gây tổn hại cho những nông dân nhỏ trong khi không giải quyết thỏa đáng được nạn phá rừng trồng cao su hay cà phê. “Quy định mới sẽ khiến nhiều hộ sản xuất nhỏ từ bỏ kinh doanh vì cần quá nhiều nguồn lực để đáp ứng tiêu chuẩn theo dõi nguồn gốc cao su hay cà phê mà họ trồng. Trong khi đó chỉ những tập đoàn lớn mới có đủ nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn này”, chuyên gia địa nông học Jean Christophe Diepart tại Campuchia nói với Nikkei. Trong khi đó nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan cũng đang cố gắng tìm cách thích ứng với quy định mới.
Chính phủ nước này đã thiết lập một mạng lưới toàn quốc nhằm giúp hơn 5 triệu nông dân nước này đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU. Theo ông Nakorn Tangavirapat của Cơ quan quản lý cao su Thái Lan (RAOT), mạng lưới trên sẽ thu thập và đối chiếu thông tin của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, và hiện 95% doanh nghiệp trong ngành đã đăng ký trên mạng lưới này. “Mạng lưới này sẽ bao gồm mọi thông tin giúp người mua theo dõi được cách thức và nguồn gốc cao su được sản xuất, từ các thương nhân đến những nhà máy tham gia quá trình, từ nguồn gốc trang trại cho đến thông tin giao dịch”, ông Nakorn nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo Nikkei, việc truy tra nguồn gốc chống nạn chặt phá rừng này chỉ mang tính hình thức bởi nếu doanh nghiệp trộn mủ cao su tươi địa phương với các nguyên liệu nhập khẩu từ nơi khác thì gần như không thể truy vết được. Tờ Nikkei cho hay những quy định mới của EU không xem xét đến hoạt động buôn bán cao su, cà phê xuyên biên giới, vốn thường giao dịch nhỏ lẻ bằng tiền mặt ở các nền kinh tế như Campuchia, Lào. Thêm nữa, số liệu chính thức từ các cơ quan chính phủ sẽ rất khác so với tình hình trồng thực tế.

Bộ quy định mới của EU bao gồm việc đánh giá rủi ro phá rừng trên 14 tiêu chí, từ mức độ phổ biến của nạn phá rừng đến các tác động đối với cộng đồng bản địa và hàng loạt những yếu tố phi thực tế khác. Thêm nữa, chuyên gia địa nông học Jean Christophe Diepart cho rằng đã quá muộn để EU chống nạn phá rừng thông qua các quy định kiểm soát cao su hay cà phê. Thị trường nông sản này đã kết thúc đà tăng trưởng hoàng kim của mình từ cách đây 10 năm và hiện đã phải nhường chỗ cho các loại nông sản khác.
P.V (theo markettimes.vn)
Related posts:
Sức hút từ khu công nghiệp Rạch Bắp
Giá cao su thị trường nội địa Ấn Độ đạt mức cao nhất trong 12 năm trong khi giá toàn cầu giảm
VRG hỗ trợ cổ phần hóa cho một doanh nghiệp cao su Quảng Bình
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng: Kẻ vui, người lo
Phát triển sản phẩm cao su thiên nhiên thương hiệu VRG theo hướng bền vững
Ký ghi nhớ thành lập sàn giao dịch cao su
Dự báo nguồn cung sẽ bắt đầu cải thiện từ cuối tháng 5
"Sản lượng vườn cây các CTCS Tây Nguyên vẫn có thể nâng cao"
Gỗ Thuận An quảng bá thương hiệu tại Hội chợ VIFA – EXPO năm 2017
Xuất khẩu tăng vọt nhưng Việt Nam lại nhập siêu 100 triệu USD cao su trong nửa đầu năm