CSVNO – Giá cao su thiên nhiên (NR) đã tăng 10-15% tại các thị trường vật chất và kỳ hạn quan trọng ở Đông Nam Á từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10. Bảng đính kèm cho thấy tỷ lệ tăng phần trăm của các dạng NR khác nhau tại các thị trường trọng điểm.
Khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 1 hàng năm là mùa sản xuất NR cao điểm trên toàn cầu. Nguồn cung dồi dào trong mùa này từng gây áp lực lên giá hàng năm. Điều đáng ngạc nhiên là, trái ngược hoàn toàn với quy luật thông thường, trong năm nay nguồn cung thế giới không có dấu hiệu tăng theo mùa mặc dù đã là giữa tháng 10.
Một số yếu tố đang khiến sản lượng ở mức thấp, đặc biệt là ở Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu NR lớn nhất thế giới. Kể từ đầu mùa khai thác năm nay, sản lượng của Thái Lan đã giảm hơn 10% mỗi tháng so với tháng tương ứng của năm trước. Điều này phần lớn là do sự gián đoạn trong khai thác do mưa gần như liên tục trên khắp các vùng trồng cao su trọng điểm trong cả nước. Chế độ mưa thay đổi đang ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng cao su ở quốc gia này. Ngoài ra, năng suất mủ cao su còn bị ảnh hưởng do sự bùng phát và lây lan trên diện rộng của bệnh rụng lá đốm tròn (khoảng 150.000 ha) trong 4 năm qua tại các tỉnh trồng cao su truyền thống của cả nước.
Sản lượng cũng còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng khắc nghiệt bất thường và các đợt nắng nóng diễn ra ở các vùng trồng cao su trọng điểm ở Thái Lan. Sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan trong cả năm 2023 dự kiến sẽ giảm 6,0%. Tại Indonesia, quốc gia sản xuất và xuất khẩu NR lớn thứ hai, sản lượng trong năm nay (2023) dự kiến sẽ giảm 13,0% sau khi giảm 13,2% trong năm trước. Sản lượng ở Malaysia dự kiến sẽ giảm 10,4% vào năm 2023. Tất nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cao su tự nhiên ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Nguồn cung NR giảm ở Đông Nam Á đang bù đắp cho nhu cầu yếu, đặc biệt là từ Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu.
Sự phục hồi của giá cao su trong những ngày gần đây được dẫn dắt bởi hoạt động mua đầu cơ trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải. Các nhà đầu tư đầu cơ đang chờ đợi các khoản đầu tư quy mô lớn từ các quỹ do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn như một phần trong sáng kiến lớn của chính phủ nhằm củng cố thị trường vốn đang bị bao vây của đất nước. Báo cáo thương mại tháng 9 của Trung Quốc công bố hôm thứ Sáu (13/10) đưa ra những tín hiệu rõ ràng rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ NR lớn nhất đang dần trở lại ổn định. Báo cáo thương mại tiếp tục giúp nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.
Thông thường, mùa sản xuất cao điểm từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 1 hàng năm tạo ra thặng dư từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn cao su tự nhiên trên toàn cầu. Chính lượng tồn kho chuyển nguồn này đã giúp các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối đáp ứng yêu cầu của họ trong mùa sản xuất kém (nghỉ cạo và sản lượng thấp) từ tháng 2 đến tháng 6. Nếu mùa sản xuất cao điểm thông thường không tạo ra thặng dư, thì các công ty sản xuất sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt NR trầm trọng trong mùa sản xuất kém. Tình trạng như vậy có thể sẻ xảy ra vào năm sau (2024). Cần thiết phải theo dõi chặt chẽ xu hướng sản xuất ở hai quốc gia sản xuất lớn nhất (Thái Lan và Indonesia) và xem lượng thặng dư được tạo ra trên toàn cầu khi mùa cao điểm kết thúc vào giữa tháng 1.
NGUYỄN ANH NGHĨA
(Theo Jom Jacob, WhatNext Rubber Media International)
Related posts:
- VRG Nhật Bản tích cực hỗ trợ các đơn vị ký kết đơn hàng
- Không sợ vất vả, chỉ sợ cây không cho mủ !
- Công đoàn - Vòng tay yêu thương
- Sau giờ cạo
- Đừng trì hoãn vaccine phòng dịch
- Thanh xuân không hối tiếc!
- Giá cao su sàn Nhật Bản rời đỉnh 3 tuần
- VRG tiên phong phát triển cao su bền vững ở Campuchia
- Xây dựng vùng cao su bền vững ở miền núi phía Bắc
- Cao su Đồng Phú chia cổ tức 30%/mệnh giá