CSVNO – Tích cực tham gia Chương trình “1 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid – 19”, anh Nguyễn Thành Tâm – Quản đốc Nhà máy Xuân Lập, Phó Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp chế biến cao su, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp.

Sáng kiến nổi bật nhất của anh Nguyễn Thành Tâm là máy cán ép mini làm lợi cho đơn vị 2 tỷ đồng. Đây là một bộ phận dùng để xác định độ nhớt mooney trong hồ tiếp nhận nguyên liệu mủ nước trong công tác chế biến mủ CV 50 và CV 60. Việc xác định được độ nhớt mooney ban đầu sẽ giúp công nhân chủ động sản xuất những chủng loại mủ như mong muốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.



Tại nhà máy An Lộc, nhờ áp dụng máy cán ép mini này đã giúp tăng sản lượng trong năm 2021 là 3.500 tấn mủ đạt yêu cầu chất lượng. Năm 2022, sáng kiến này chính thức được Tổng Công ty cao su Đồng Nai công nhận là sáng kiến cấp cơ sở. Cũng trong năm này, anh Tâm còn được ghi nhận bởi sáng kiến về dụng cụ lấy mẫu dùng để xác định chỉ số TSC và DRC của nguyên liệu mủ nước. Anh chia sẻ, những sáng kiến, cải tiến của anh có được, một phần là nhờ Tổng công ty đã tạo điều kiện cho đi học nâng cao kiến thức trong ngành cao su.

Ngoài 2 sáng kiến được Tổng Công ty ghi nhận, anh Tâm còn có rất nhiều cải tiến kỹ thuật trong công việc. Có thể nói, sau 11 năm công tác trong ngành cao su, với tinh thần học hỏi, suy nghĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất chất lượng sản phẩm, anh Tâm là 1 trong những tấm gương đi đầu trong phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo của đơn vị.
Bên cạnh đó, với vai trò Phó Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp chế biến cao su, anh Nguyễn Thành Tâm luôn động viên, khuyến khích người lao động tham gia cải tiến sáng kiến, đặc biệt là Chương trình “1 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid – 19”, đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho đơn vị.
BÌNH MINH
Related posts:
Cao su Chư Prông thực hiện tốt "3 chủ động" trong tái canh cao su
Cao su Kon Tum: Tiết giảm chi phí nông nghiệp nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
Chú trọng vai trò dinh dưỡng cho cao su tái canh
Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 được chứng nhận cấp Quốc gia: Khẳng định vai trò chủ lực của ...
"Giống cao su lấy gỗ - mủ mang lại hiệu quả kinh tế cao"
SVR 10, 20 sẽ là chủng loại mủ chủ lực ở Campuchia
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam: Nâng cao hiệu quả, chất lượng trong nghiên cứu phát triển cây giống
Đắk Nông khuyến cáo người dân ổn định diện tích cao su
Nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây khu vực Tây Nguyên
Trồng keo gỗ lớn: 'Cái khó bó cái khôn'!