CSVN – Đến nay, phần lớn tổng sản lượng cao su tự nhiên khoảng 1,1 triệu tấn của Châu Phi tập trung ở phía Tây. Theo một báo cáo, con số này gồm 82,4% của Côte d’Ivoire, 9,1% của Liberia, 4,6% của Nigeria và 3,9% của Cameroon.
Theo công ty nghiên cứu ReportLinker, Côte d’Ivoire dự kiến trở thành nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới tính theo khối lượng và xuất khẩu sẽ đạt 936 triệu USD vào năm 2026.
Trong khi đó, Nigeria, Liberia và Cameroon đang phải đối mặt với những thách thức nội bộ khiến họ không thể lên vị trí dẫn đầu về chỉ số sản xuất cao su ở Châu Phi. Nigeria được xếp hạng là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 12 trên thế giới và thứ hai ở châu Phi với sản lượng ước tính 200.000 tấn, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO).
Theo Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Hàng hóa Nông nghiệp Nigeria (FACAN), Tiến sĩ Victor Iyama, quốc gia này vẫn chưa tận dụng tối đa tiềm năng xuất khẩu cao su của mình. Năm 2006, Chính phủ đưa ra sáng kiến này nhằm mục đích tăng sản lượng thông qua việc phục hồi các đồn điền, thiết lập đồn điền mới để mở rộng số ha canh tác, thúc đẩy cải thiện năng suất bằng cách sử dụng các dòng vô tính cải tiến và giải quyết các hạn chế về công nghệ và kinh tế xã hội cản trở việc tăng năng suất, đa dạng hóa việc sử dụng các giống địa phương.
Hiện tại, chỉ có khoảng 40% tiềm năng cao su của Nigeria đang được khai thác, do tình trạng bỏ hoang và chặt cây, đặc biệt là do các hộ sản xuất nhỏ để sản xuất cây lương thực hàng năm sinh lợi hơn. Gần đây, Hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến và tiếp thị cao su quốc gia Nigeria (NARPPMAN) đã kêu gọi Chính phủ Liên bang đưa cao su trở thành một trong những cây trồng thương mại được phát triển ở Nigeria.
Chủ tịch Peter Igbinosun nói rằng sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động sản xuất cao su là điều tối quan trọng. Xét về những giá trị kinh tế này, ông nói rằng NARPPMAN “đang lên kế hoạch trồng cao su trên diện rộng nhằm tạo ra 640.000 việc làm trực tiếp”. Ngoài ra 160.000 người sẽ được tuyển dụng gián tiếp làm nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình này.
Ông Peter Igbinosun cam kết NARPPMAN sẽ trồng 160.000 ha trồng cao su tại 24 bang trên cả nước trong 10 năm tới. Theo ông, hiện nay, Nigeria có khoảng 200.000 ha rừng trồng cao su nằm trong tay các hộ tiểu điền và đồn điền công nghiệp. Igbinosun cho biết chỉ riêng ngành cao su có thể cung cấp hơn 800.000 việc làm, khiến nó trở thành “mỏ vàng”.
QUỐC KHÁNH
(theo thenationonlineng.net)
Related posts:
- Các hộ tiểu điền Malaysia kêu gọi EU xem xét lại luật chống phá rừng EUDR
- Đoàn thanh niên Cao su Bình Long tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa phòng chống dịch Covid -19
- Mô hình đội quản lý là người Campuchia mang lại hiệu quả cao
- ANRPC kêu gọi EU xem xét sâu hơn về vai trò của ngành cao su thiên nhiên trong phát triển bền vững
- 2 giải pháp hỗ trợ ngành gỗ
- Nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước
- Xuất khẩu cao su sang Đài Loan tăng hơn 132% về giá trị
- VRG, Công đoàn CSVN khen thưởng 2 đơn vị Cụm III tỉnh Ratanakiri
- Cao su Lai Châu: Đảm bảo an sinh - Nền tảng phát triển bền vững
- Cây cầu nghĩa tình