CSVN – Sumitomo Rubber Industries, Ltd. đã công bố sự hợp tác với Sumitomo Riko Company Limited và Sumitomo Electric Industries, Ltd để tiếp tục phát triển các công nghệ tái chế, mở đường cho nền kinh tế tuần hoàn.
Vào tháng 11/2022, Sumitomo Riko đã công bố thỏa thuận phát triển chung với LanzaTech Global, Inc. (‟LanzaTech”; Nasdaq: LNZA), một công ty tái chế carbon có trụ sở tại Hoa Kỳ nổi tiếng với chuyên môn về công nghệ thu hồi và sử dụng carbon (CCU). Từ nay, Sumitomo Rubber cùng với Sumitomo Electric, sẽ tham gia vào quá trình phát triển chung này. Ba công ty sẽ hợp tác với LanzaTech để cùng phát triển, nhằm đi tiên phong trong các công nghệ đột phá cho nền kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi các vật liệu phế thải, bao gồm cao su, nhựa, urethane và kim loại, thành các nguồn tài nguyên quý giá. Điều này sẽ đẩy nhanh nỗ lực nhằm tạo ra một xã hội bền vững với đặc trưng là sự trung hòa carbon và nền kinh tế tuần hoàn—mục tiêu của khái niệm kinh tế tuần hoàn độc đáo “TOWANOWA”.
Khái niệm kinh tế tuần hoàn “TOWANOWA” với mục đích tái chế và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn, đồng thời tận dụng kho dữ liệu lớn của mình để giới thiệu các giải pháp đột phá, giá trị gia tăng cho khách hàng. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy một xã hội bền vững, một xã hội đảm bảo an toàn, an tâm và thoải mái.
Lần này, 3 công ty đang tiến thêm một bước để đạt được nền kinh tế tuần hoàn đối với nguyên liệu thô. Cùng với Sumitomo Riko và Sumitomo Electric, Sumitomo Rubber đang thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới với sự cộng tác của LanzaTech.
Sumitomo mong muốn tận dụng công nghệ tái chế sinh học của LanzaTech để biến các vật liệu phế thải như lốp xe thành isoprene, có thể được sử dụng làm vật liệu cao su mới. Điều này sẽ đạt được bằng cách khí hóa các vật liệu thải và tinh chế khí thu được, sau đó đưa chúng vào quá trình lên men để biến khí thành nguyên liệu thô mới. Mục tiêu cuối cùng là cùng với các nhà sản xuất nguyên liệu thô đánh giá tính khả thi của việc thiết lập công nghệ tái chế cho phép tái sử dụng isoprene làm nguyên liệu cho cao su và nhựa. Ý tưởng tái chế các kim loại được thu hồi trong quá trình khí hóa và tái sử dụng chúng làm nguyên liệu thô cũng đang được cân nhắc.
Tập đoàn Sumitomo Rubber sản xuất và bán nhiều loại lốp xe khác nhau trên toàn cầu. Tổng doanh số bán lốp xe hàng năm là 110 triệu (tính đến năm 2022). Khi lốp xe mới được sản xuất và bán ra, một số lượng đáng kể lốp xe bị vứt bỏ hàng năm. Nhiều lốp xe bị vứt bỏ ở Nhật Bản được đốt lấy nhiệt đưa vào sử dụng thực tế. Để đưa khái niệm kinh tế tuần hoàn “TOWANOWA” vào cuộc sống, điều quan trọng là phải thúc đẩy các sáng kiến “Thu hồi và tái chế” trong hoạt động kinh doanh lốp và tạo ra một hệ thống biến lốp xe bị loại bỏ thành tài nguyên hữu ích. Sự hợp tác này là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế.
Mặc dù các công ty riêng lẻ có thể góp phần xây dựng một xã hội bền vững, nhưng việc tự mình hoàn thành mục tiêu này là một nhiệm vụ khó khăn. Thành công đòi hỏi phải thúc đẩy sự hợp tác giữa các lĩnh vực khác nhau, bao gồm các bên liên quan từ giới học thuật, ngành công nghiệp và chính phủ. Trong tương lai, Sumitomo Rubber dự định tiếp tục tăng cường nỗ lực trong từng quy trình của khái niệm kinh tế tuần hoàn “TOWANOWA” và sử dụng dữ liệu để tăng hiệu quả trong quá trình phát triển nội bộ. Thông qua việc tương tác với các bên liên quan đa dạng bên ngoài, Sumitomo Rubber tìm cách chia sẻ thông tin và công nghệ tiên tiến, từ đó giải quyết các vấn đề xã hội và tạo ra một xã hội bền vững.
NGUYỄN ANH NGHĨA
(Theo Chemeurope.com)
Related posts:
- Cao su Phú Riềng: Nhiều thành tích nổi bật
- Chật vật mưu sinh giữa đại dịch Covid - 19
- Phát huy vai trò nữ CNVC-LĐ ngành cao su Việt Nam
- "Hoạt động Đoàn gắn liền với nhiệm vụ chính trị và SXKD của đơn vị"
- Hạnh phúc khi được quan tâm và yêu thương!
- Đừng trì hoãn vaccine phòng dịch
- Indonesia: Nhà máy cao su ngưng hoạt động do chuyển đổi đất đai
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ giúp cao su Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Vốn hóa GVR vượt 100.000 tỷ đồng, lọt top 10 sàn HoSE
- 40 năm cây cao su làm thay đổi cuộc sống buôn làng Tây Nguyên