Cao su Bangladesh: Người trồng khó khăn vì giá giảm

CSVN – Sự thất vọng của những người trồng cao su ở Bangladesh đang gia tăng khi giá mủ cao su và cao su tấm đang giảm mặc dù là sản phẩm thay thế nhập khẩu cho các nguyên liệu chính được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Những người trồng cao su cho biết giá mủ cao su đã giảm 10 Tk(*)/kg trong khi giá cao su tấm giảm 30 Tk/kg trong 6 tháng qua.

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm cao su tấm

Theo Ủy ban Cao su Bangladesh, khoảng 67.939 tấn mủ cao su đã được sản xuất tại nước này vào năm ngoái, tăng 58% so với 43.000 tấn vào năm 2021, nhờ diện tích canh tác tăng. Mohammad Kamal Uddin, cựu chủ tịch Hiệp hội chủ sở hữu vườn cao su Bangladesh (BRGOA) cho biết: “Giá mủ cao su và cao su tấm giảm tại thị trường nội địa do các nhà chế biến đang tận dụng lợi thế dưới danh nghĩa tăng chi phí sản xuất”.

Kamal cũng cho biết nhu cầu đối với tất cả các sản phẩm cao su đang tăng lên trong khi giá cao su đang giảm. Ông nói thêm: “Không có cách nào để bảo quản mủ và cao su tấm vì chúng dễ hỏng và do đó, các nhà chế biến đang lợi dụng bằng cách buộc các nhà vườn bán các sản phẩm cao su thô với giá thấp nhất”.

Theo dữ liệu của BRGOA, giá mủ cao su đã giảm xuống 50 Tk/kg hiện tại từ 60 Tk trong sáu tháng qua. Tương tự, giá cao su tấm đã giảm xuống 140 Tk/kg từ 170 Tk trong cùng kỳ. Giá cao su tấm cách đây 3-4 năm lên tới 350 Tk/kg. Giá cao su tấm không chỉ giảm ở Bangladesh mà còn ở nước ngoài do tình hình kinh tế toàn cầu đang diễn ra.

Cao su hiện đang được trồng trên 140.000 ha, chủ yếu ở vùng Chattogram, với các công ty tư nhân điều hành 1.304 vườn trong khi các cơ quan Nhà nước điều hành 28 vườn khác. Quy mô của thị trường cao su thô trong nước được định giá khoảng 1.050 Tk, Kamal cho biết. Và mặc dù không có dữ liệu chính xác, nhưng các chủ vườn đã cùng nhau đầu tư ít nhất 2.500 Tk vào hoạt động kinh doanh, điều này tạo ra khoảng 150.000 cơ hội việc làm trực tiếp.

Samir Datta Chakma, chủ tịch Hiệp hội chủ sở hữu vườn cao su bản địa ở Khagrachari, cho biết các nhà sản xuất cao su yếu thế không nhận được giá hợp lý vì họ không thể chế biến mủ cao su. “Vì vậy, chúng tôi chỉ nhận được 40 Tk đến 50 Tk/kg cao su thô thu được từ các nhà máy cao su”, ông nói thêm. Chakma cũng cho biết chi phí sản xuất đang tăng lên do chi phí lao động tăng ở các khu vực đồi núi khi giá các sản phẩm thiết yếu đang có xu hướng tăng.

Mặc dù canh tác cao su ở huyện đồi núi đang trở nên phổ biến vì đòi hỏi đầu tư thấp trong khi mang lại lợi nhuận lâu dài, chi phí sản xuất liên tục tăng đã trở thành một thách thức. Trong khi đó, sản lượng đã giảm gần 50% trong ba tháng qua do thiếu mưa, ông nói thêm. Chakma cáo buộc rằng họ không có khả năng tiếp cận tài chính để mở rộng khu vườn của mình.

“Nhưng nhu cầu sẽ không giảm khi việc sử dụng cao su đã tăng lên trong nước,” ông nói thêm. Ví dụ, cao su sản xuất trong nước chiếm ít nhất 80% nguyên liệu cần thiết để sản xuất dép, Arfanul Hoque, người đứng đầu bộ phận bán lẻ của Công ty giày Bata (Bangladesh) cho biết. Tập đoàn Meghna là một trong những người sử dụng và xuất khẩu các sản phẩm cao su lớn trong nước. Meghna Innova Rubber Co Ltd, một công ty con của tập đoàn xuất khẩu săm lốp xe đạp, sử dụng 100% cao su sản xuất trong nước.

Luthful Bari, giám đốc điều hành của Meghna Group cho biết: “Chúng tôi đang mua mủ với giá 160 Tk/kg và giá vẫn ổn định trong 6 tháng qua”. Theo ông, giá nguyên liệu trong nước ổn định giúp các nhà sản xuất nhẹ nhõm khi chi phí sản xuất không tăng.

QUỐC AN (theo thedailystar.net)

((*) Tk: đồng tiền Bangladesh, 1 Tk ≈ 217,97 VNĐ)