CSVN – “Để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2023 trong điều kiện khó khăn, Ban điều hành Tập đoàn sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đại hội đồng cổ đông giao. Ngoài các nội dung đã và đang thực hiện mang lại hiệu quả cao như đã đạt được trong năm 2022, VRG triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong toàn ngành.
Tại các đơn vị thành viên, Tập đoàn quán triệt quan điểm chỉ thực hiện đầu tư các hạng mục, dự án có hiệu quả kinh tế cao và cấp thiết nhằm gia tăng năng lực sản xuất, hạn chế tối đa các khoản đầu tư làm phát sinh thêm chi phí gián tiếp. Tập đoàn sẽ xây dựng và thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị ngay từ bước lập kế hoạch ở đầu năm để hạ giá thành, bảo đảm hiệu quả trong điều kiện giá cao su ở mức thấp. Tại Công ty mẹ Tập đoàn, nguồn vốn tích tụ, tập trung đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp (KCN)/cụm công nghiệp; các dự án chế biến gỗ quy mô lớn… như định hướng phát triển trong đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 – 2025.
Trong năm 2023, các nội dung trọng tâm của Tập đoàn tập trung vào các nhiệm vụ chính: hoàn thành việc trình và phê duyệt tăng vốn điều lệ cho các công ty cao su TNHH MTV để đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình và thực hiện đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 – 2025, trong đó trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, sáp nhập doanh nghiệp. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gắn với việc thoái vốn đầu tư. Phát triển các KCN trên đất cao su bao gồm các dự án mở mới và các dự án mở rộng, hình thức đầu tư có thể Tập đoàn, các đơn vị thành viên là chủ đầu tư trực tiếp trên đất cao su chuyển đổi hoặc tiếp tục thành lập doanh nghiệp để huy động thêm vốn ngoài Tập đoàn để thực hiện các dự án.
VRG sẽ tăng cường quản lý, tổ chức sản xuất và tiếp tục thực hiện các giải pháp linh hoạt cho từng vùng trong công tác kỹ thuật nông nghiệp từ vườn cây (khai thác, KTCB, tái canh) đến quản lý chuyên ngành (giống, phân bón, bảo vệ thực vật…) nhằm thích nghi và ứng phó với các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp; có giải pháp thích hợp để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động hiện nay. Các công ty chế biến gỗ đã có sản phẩm tinh chế cần tăng sản lượng sản xuất, nhất là sản phẩm từ gỗ cao su, tăng lượng gỗ ghép tấm để thuận tiện hơn và tăng giá trị trong xuất khẩu. Các nhà máy MDF khai thác hết và vượt công suất thiết kế, giảm tỷ lệ phế phẩm để tăng hiệu quả và gia tăng thị phần. Thực hiện nhanh các dự án để tăng các loại ván có giá trị gia tăng cao như ván phủ Melamin, Verner, ván sàn… Các KCN tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý Nhà nước và Tập đoàn để hoàn thành thủ tục mở rộng, bảo đảm tốc độ tăng trưởng về lâu dài. Hoàn tất thủ tục để có thể khai thác ngay trong năm 2023 với các dự án đã thỏa thuận về chủ trương đầu tư.
Để có được thành quả trong những năm qua, thực sự là nỗ lực rất lớn, cộng đồng trách nhiệm của HĐQT, Ban điều hành và tập thể NLĐ trong toàn Tập đoàn. Phát huy truyền thống đó, năm 2023, Ban điều hành sẽ nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ mà Đại hội đồng cổ đông, HĐQT giao trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của Tập đoàn, cùng với sự chung sức đồng lòng của tập thể NLĐ, tin tưởng rằng Tập đoàn sẽ vượt khó, có thêm nhiều thắng lợi và thành công”.
BÌNH MINH (ghi)
Related posts:
- Nâng cao chất lượng công tác cán bộ phù hợp tổ chức Đảng trong doanh nghiệp
- Rừng cao su: nơi sinh tồn của nhiều động thực vật
- VRG có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Lai Châu
- Cao su Kon Tum: Trồng xen toàn bộ diện tích trồng 2013-2015
- Xuất khẩu xanh: 'Luật chơi' mới doanh nghiệp Việt cần nắm rõ
- Hội thi Bàn tay vàng lần thứ XIII dự kiến tổ chức từ ngày 12 – 15/12
- Công ty CP TM& DV Du lịch Cao su: Phấn đấu tốc độ tăng doanh thu 2 - 4%
- 10 hoạt động nổi bật của Công đoàn cao su Việt Nam năm 2022
- Gỗ Dầu Tiếng lợi nhuận trên 90 tỷ đồng trong 5 năm
- Công ty CS Việt - Lào phấn đấu đạt sản lượng khai thác 11.200 tấn