“Xây dựng chặt chẽ chế độ cạo cho toàn chu kỳ vườn cây khai thác khu vực miền núi phía Bắc”

LTS: Nhằm sơ kết đánh giá chất lượng vườn cao su kinh doanh sau 6 năm đưa vào khai thác, thu hoạch mủ và Định hướng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây và hiệu quả sử dụng đất đến hết chu kỳ kinh doanh, VRG đã tổ chức Hội nghị Nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) vào ngày 14/4. Ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG đã trao đổi với Cao su Việt Nam xoay quanh kết quả và định hướng của Tập đoàn trong công tác tổ chức khai thác mủ khu vực MNPB trong thời gian tới.

Ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Nông nghiệp khu vực MNPB, vào ngày 14/4. Ảnh: Vũ Phong

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về chất lượng vườn cây cao su kinh doanh sau 6 năm đưa vào khai thác của các công ty cao su khu vực miền núi phía Bắc (MNPB)?

Ông Lê Thanh Tú: Tổng diện tích cao su của khu vực MNPB đến nay là 28.715 ha, trong đó, diện tích vườn cây kinh doanh gần 21.492 ha (mở mới năm 2023 là 1.672 ha). Năm 2023, vườn cây kinh doanh của khu vực MNPB tập trung chủ yếu ở các tuổi cạo từ 4 – 6 (tỷ lệ 51,4%).

Khu vực MNPB bắt đầu khai thác từ năm 2016 với năng suất là 0,47 tấn/ha, từ đó hàng năm năng suất bình quân đều tăng dần, mỗi năm tăng 0,1 – 0,15 tấn/ha. Cụ thể năm 2016 năng suất bình quân 0,47 tấn/ha, đến năm 2021 tăng lên là 1,07 tấn/ ha, năm 2022 là 0,97 tấn/ha.

n cây khai thác khu vực MNPB với đặc điểm mật độ cây ông cao, năm 2022 với số cây cạo bình quân 323 cây/ ng cây mẫn cảm với thời tiết khắc nghiệt, biên độ nhiệt chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè lớn, vườn cây thường xuyên bị bệnh rụng lá phấn trắng gây hại vào mùa thay lá, địa hình đồi núi với độ dốc lớn, những năm tiếp theo tỷ lệ cây đưa vào mở cạo không tăng nhiều, tối đa 400 cây/ha tại năm cạo thứ 7. Với những đặc điểm trên năng suất bình quân của vườn cây khu vực MNPB toàn chu kỳ phấn đấu tăng dần từ 1,08 tấn/ ha – 1,41 tấn/ha, và năng suất bình quân cả chu kỳ phấn đấu ở mức 1,28 tấn/ha.

– Xin ông cho biết định hướng của Tập đoàn trong công tác tổ chức khai thác mủ khu vực MNPB trong thời gian tới?

Ông Lê Thanh Tú: Năm 2023, Tập đoàn giao sản lượng các công ty khu vực MNPB là 21.497 tấn và tiếp tục tăng dần cho các năm tiếp theo.

Trong năm 2023 đối với công tác thực hiện kế hoạch sản lượng mủ khai thác, yêu cầu các đơn vị thực hiện hoàn thành và vượt KHSL (tối thiểu 5%, các đơn vị có mức vượt cao năm trước phải đảm bảo mức vượt KHSL bằng và vượt mức trong năm 2023) và các năm tiếp theo đề nghị các công ty cần quyết liệt thực hiện các giải pháp quản lý như sau:

Xây dựng chặt chẽ chế độ cạo cho toàn chu kỳ của vườn cây khai thác khu vực MNPB bền vững, quản lý hao dăm mặt cạo và kỹ thuật cạo tuân thủ quy định QTKT 2020, bố trí số cây cạo phù hợp trên từng phần cạo.

Tích cực và có giải pháp hợp lý trong công tác thu tuyển lao động, đào tạo tay nghề, có chính sách đãi ngộ hợp lý, nhằm giữ chân NLĐ về lâu dài. Nghiên cứu áp dụng có hiệu quả cách làm lán trại cho công nhân lưu trú tại vườn cây. Nhân rộng mô hình khai thác tại chỗ “xây nhà lán trại trên vùng sườn đồi núi” khó khăn về đường giao thông và mô hình làm đường zíc zắc tạo thuận lợi cho NLĐ di chuyển trên vườn cây đất dốc.

Tập trung quản lý cạo hết cây, lấy hết mủ, bảo vệ tốt sản phẩm mủ thu hoạch, thực hiện trang bị máng mái che mưa cho vườn cây cây khai thác, nhằm có thể tổ chức khai thác đủ nhát cạo vào những tháng mùa mưa.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân khai thác, nhất là công nhân là người đồng bào, lao động tuyển mới; chú trọng đào tạo con người, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, quản lý khai thác vườn cây; linh hoạt tổ chức giờ giấc cạo và thu hoạch mủ, bố trí cạo choàng và tuyệt đối không bỏ phần cây cạo trong ngày và phải đảm bảo độ hao dăm/năm theo quy định trong QTKT.

Công tác bảo vệ thực vật trên vườn cây kinh doanh, cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là công tác điều tra và tổ chức trị bệnh Botryo vào mùa mưa hàng năm, triển khai công tác phun thuốc trị bệnh theo đúng quy định của Quy trình kỹ thuật; thử nghiệm việc phun phòng bệnh phấn trắng gây hại vào mùa thay lá hàng năm.

Thực hiện công tác chăm sóc phát dọn vườn cây và thực hiện bón phân trên cơ sở chỉ bón phân tập trung (tối thiểu định lượng 50% QTKT) trên cơ sở điều tiết quay vòng các diện tích bón hàng năm trong điều kiện giảm lượng phân bón để nâng cao hiệu quả và tiết giảm công lao động.

Các công ty cần thường xuyên báo cáo, đề xuất cụ thể để tham mưu giải quyết các khó khăn với Ban lãnh đạo Tập đoàn để thực hiện công tác tổ chức sản xuất hiệu quả.

– Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!

TRẦN HUỲNH (thực hiện)