CSVN – Công ty Evonik (Đức) đã khởi động dự án PlasCO2 cùng với ba đối tác với mục đích nghiên cứu sử dụng khí cacbonic (CO2) làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ C4.

Dự án được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức với kinh phí hơn 1,8 triệu €. PlasCO2 là viết tắt của “Sự tạo ra carbon monoxide từ carbon dioxide bằng plasma và việc sử dụng nó trong sản xuất hóa chất”. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm chiết xuất khí tổng hợp từ carbon dioxide và hydro bằng lò phản ứng plasma với một quy trình mới được phát triển. Khí tổng hợp thu được theo cách này sau đó có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm hóa học.
Nhóm tham gia dự án, được điều phối bởi Evonik, bao gồm bốn đối tác: Evonik, Viện Xúc tác Leibniz (LIKAT), Viện Nghiên cứu Plasma Leibniz (INP) và Rafflenbeul Anlagen Bau GmbH. Nhóm tập hợp tất cả các lĩnh vực, từ nghiên cứu xúc tác, nghiên cứu plasma đến kỹ thuật nhà máy.
Giáo sư Tiến sĩ Robert Franke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hydroformyl hóa tại Evonik Performance Intermediates và cũng là điều phối viên của dự án PlasCO2 cho biết “Nếu chúng tôi thành công trong việc sử dụng carbon dioxide làm nguyên liệu thô, chúng tôi sẽ không chỉ đóng góp đáng kể vào việc giảm lượng khí thải carbon mà còn mở ra một thế giới hóa học hoàn toàn mới”.

Trọng tâm của dự án là chuyển đổi carbon dioxide (CO2) bằng hydro thành carbon monoxide. Các plasma nhiệt độ thấp sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng mới, đòi hỏi ít năng lượng và kích hoạt carbon trơ một cách đặc biệt hiệu quả. Để tạo ra các plasma này, nhóm nghiên cứu muốn phát triển một loại lò phản ứng mới, có thể vận hành bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Sau đó, chúng sẽ được triển khai rộng rãi và có thể thương mại hóa. Khí tổng hợp được tạo ra theo cách này có thể được sử dụng để sản xuất các hợp chất hữu cơ C4 như chất dẻo hoặc các sản phẩm hóa dầu.
Evonik sẽ bắt đầu với các nghiên cứu cơ bản, ban đầu thực hiện các đánh giá về hiệu quả sinh thái và khả năng kinh tế cũng như các tính toán hóa học lượng tử. Các lò phản ứng plasma được sử dụng cho đến nay đã được sử dụng để làm sạch khí thải. Evonik đang tiếp tục nghiên cứu để sau khoảng bốn năm, một nhà máy thí điểm có thể được xây dựng để tạo ra plasma bằng các nguồn tài nguyên tái tạo.
NGUYỄN ANH NGHĨA
(Theo c4-chemicals.evonik.com)
Related posts:
Phát triển dây lốp làm từ chất kết dính thân thiện với môi trường
Trồng xen lợi ích về kỹ thuật, tăng thu nhập, lợi nhuận
Sumitomo Rubber công bố hợp tác phát triển công nghệ tái chế
Nâng cao hiệu quả sản xuất cao su
Nên trang bị ủng đi cạo vào mùa mưa
Từng bước nâng cao chất lượng mủ nguyên liệu
Hội thi thợ giỏi trong mắt người nước ngoài: Ý nghĩa, bổ ích
Bệnh mới trên cây cao su tại VN
Cao su Mang Yang đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017