“Thực hiện mục tiêu, định hướng xây dựng, phát triển sản phẩm CSTN thương hiệu VRG giai đoạn 2023 – 2025 tầm nhìn đến 2030, tôi đề nghị lãnh đạo Tập đoàn, các ban chuyên môn có liên quan và các đơn vị thành viên cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
Tiếp tục xây dựng, phát triển sản phẩm CSTN thương hiệu VRG thống nhất trong các thành viên của Tập đoàn. Trong đó, tỉ trọng sản phẩm CSTN thương hiệu VRG/Tổng sản phẩm cao su toàn Tập đoàn đến năm 2025 đạt tối thiểu 90%; đến năm 2030 đạt từ 95% trở lên, không sử dụng nhãn hiệu riêng của công ty thành viên cho nhóm các sản phẩm chủ lực có quy hoạch phát triển sản phẩm CSTN thương hiệu VRG.
Phát triển sản phẩm CSTN thương hiệu VRG cho các chủng loại sản phẩm cao su chủ lực của Tập đoàn thuộc các dòng sản phẩm cao su cốm, ly tâm cô đặc, tờ xông khói, hỗn hợp và sản phẩm mới phù hợp với xu hướng… Có chất lượng tiên tiến, vượt trội so với tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia, đồng đều, ổn định. Sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Tập đoàn và thỏa mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng.
Đến năm 2025, sản phẩm CSTN thương hiệu VRG có chứng nhận Quản lý rừng bền vững đạt trên 130.000 tấn/năm. Tiếp tục rà soát, đầu tư các nhà máy chế biến (NMCB) mới theo quy hoạch, đúng tiến độ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, kiểm soát quá trình chế biến từ sản lượng đến chất lượng. Tất cả các thành viên có NMCB đều có phòng QLCL đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025; hệ thống quản lý chất lượng đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001; hệ thống quản lý môi trường đạt chứng nhận ISO 14001 theo quy định; sản phẩm đạt chứng nhận Nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”, “Hợp chuẩn TCVN”.
Tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá năng lực, điều kiện, chất lượng sản phẩm CSTN thương hiệu VRG. Tham mưu giải pháp hiệu quả hơn nữa để đo lường đầy đủ hơn sự thỏa mãn của khách hàng và cập nhật thường xuyên các yêu cầu mới về chất lượng từ khách hàng. Kịp thời soát xét, điều chỉnh, xây dựng mới các tiêu chuẩn TCCS của Tập đoàn về yêu cầu chất lượng sản phẩm CSTN thương hiệu VRG, quy trình công nghệ chế biến và yêu cầu quản lý phù hợp.
Theo sát và đẩy mạnh việc thực hiện bảo hộ nhãn hiệu, tem nhãn sản phẩm CSTN thương hiệu VRG tránh yếu tố bị xâm phạm quyền sở hữu. Tham mưu định hướng, chiến lược công tác quảng bá sản phẩm toàn Tập đoàn, nhất quán từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.
Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm CSTN thương hiệu VRG, đồng bộ từ Tập đoàn đến các đơn vị cao su thành viên. Nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh doanh trực tuyến vào hoạt động kinh doanh sản phẩm CSTN thương hiệu VRG”.
TUỆ LINH (ghi)
Related posts:
- Trực đêm trên lô những ngày cuối năm
- Hạt mùa rơi nhớ mẹ
- Kỳ vọng mới của ngành cao su Thái Lan
- Khởi công xây dựng nhà máy chế biến cao su ở Liberia
- Doanh nghiệp Hoa Kỳ: Ưu tiên tìm nguồn cung từ Việt Nam
- "Đa số người lao động đều thuộc các bài hát về ngành cao su sau Liên hoan"
- Công đoàn Cao su Chư Sê: Tích cực hỗ trợ người lao động phát triển kinh tế gia đình
- Dòng nhựa trắng chảy mãi với thời gian
- Ban hành Sổ tay hướng dẫn kết nối cộng đồng trong quản lý rừng cao su bền vững
- Cao su Sa Thầy xuất sắc thực hiện vượt tất cả các chỉ tiêu năm 2023