CSVNO – Đó là thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 được Công ty CPS Sơn La và Ban chỉ huy PCCC khu vực Thuận Châu – Quỳnh Nhai, tổ chức ngày 6 & 7/4.
Hội nghị với sự tham gia đầy đủ các thành viên thuộc Ban chỉ huy PCCC và lãnh đạo địa phương là Chủ tịch, Trưởng công an của 10 xã, Bí thư, trưởng của 45 bản, kiểm lâm phụ trách địa bàn của 9 xã thuộc khu vực huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai có đất góp trồng cây cao su.
Năm 2022 vừa qua, toàn công ty thực hiện làm hơn 172 km đường băng cản lửa các loại, phát cỏ hơn 4.313 ha nguy cơ cháy cao, chòi canh 8 cái; cấp cuốc, xẻng 15 cái; dao phát 20 cái; bình phun 20 cái; biển báo cấm 34 cái; đèn pin 6 cái, họp thành lập 14 tổ cơ động bình quân từ 15-30 người, tuyên truyền qua loa 86 bản… Tổng chi phí thực hiện hơn 2,34 tỷ đồng.
Trong đó, khu vực Thuận Châu – Quỳnh Nhai thực hiện làm đường băng cản lửa các loại 72,84 km; phát cỏ điểm nguy cơ cháy cao 2.495,81 ha các loại; chòi canh 2 cái; cấp cuốc, xẻng 5 cái; bình phun 5 cái, biển báo cấm 13 cái; họp thành lập 6 tổ cơ động, tuyên truyền qua loa 45 bản… Tổng chi phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng.
Kế hoạch năm 2023, toàn công ty sẽ thực hiện làm hơn 204 km đường băng cản lửa các loại, chòi canh 10 cái; cấp cuốc, xẻng 7 cái; dao phát 44 cái; bình phun 14 cái; đèn pin 30 cái, tuyên truyền qua loa 86 bản… Tổng chi phí thực hiện 690 triệu đồng.
Trong đó, khu vực Thuận Châu – Quỳnh Nhai thực hiện làm đường băng cản lửa các loại 81,52 km; chòi canh 2 cái; cấp cuốc, xẻng 7 cái; dao phát 10 cái; bình phun 6 cái; tuyên truyền qua loa 45 bản… Tổng chi phí thực hiện là 230 triệu đồng.
Ông Nguyễn Bá Quý – Phó TGĐ Thường trực công ty, Chỉ huy trưởng BCH PCCC khu vực Thuận Châu – Quỳnh Nhai, cho biết, trong năm 2022, được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, chính quyền địa phương, tình trạng đốt nương, đốt ong không kiểm soát đã được hạn chế.
Lãnh đạo các xã đã chỉ đạo các bản nghiêm túc phối hợp với công ty để thực hiện công tác tuyên truyền PCCC bảo vệ vườn cây cao su. Đặc biệt là công tác tuyên truyền người dân không được chặt phá cây cao su, không đốt nương giáp rừng cây tại giờ cao điểm nắng nóng, không kéo cành cao su khô về làm củi… và những việc làm khác gây ảnh hưởng tới vườn cây cao su.
“Mục tiêu trọng tâm năm 2023, Ban chỉ huy PCCC sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền PCCC bảo vệ vườn cây tới người dân, đặc biệt trong tình hình thời tiết nắng nóng, nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay. Đảm bảo vườn cây không xảy ra cháy, thực hiện đúng chỉ đạo của lãnh đạo công ty và Tập đoàn về công tác PCCC” – ông Nguyễn Bá Quý – cho biết.
LƯƠNG NGA
Related posts:
- Các công ty cao su Đông Nam bộ cam kết hoàn thành kế hoạch năm 2024
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc với VRG
- Nắng hạn kéo dài, khai thác chậm tiến độ
- Vận dụng lợi thế để phát triển, bứt phá
- Cao su Đồng Nai quyết tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu 2016
- Cao su Quảng Nam tặng quà công nhân đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn
- Xây dựng thương hiệu VRG trong lĩnh vực khu công nghiệp
- Trao Kỷ niệm chương Cao su VN cho 14 cán bộ lão thành y tế
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong tình hình mới
- Năng suất vườn cây của Cao su Đồng Nai đạt trên 2,2 tấn/ha