CSVN – Hơn 500 hộ tiểu điền tại Malaysia đã ký một bản kiến nghị như một lập trường chung để thúc giục Liên minh Châu Âu (EU) xem xét lại luật chống phá rừng (EU Deforestation Regulation, EUDR) được coi là phân biệt đối xử.
Bản kiến nghị đã được gửi tới phái đoàn của EU tại Malaysia bởi sáu đại diện của ngành dầu cọ và cao su, bao gồm: Cơ quan Phát triển Đất đai Liên bang (FELDA); Hiệp hội Quốc gia các hộ tiểu điền Malaysia (NASH); Cơ quan Hợp nhất và Phục hồi Đất đai Sarawak (SALCRA); Hiệp hội những người trồng cọ dầu Sarawak Dayak (DOPPA); Cơ quan Phục hồi và Hợp nhất Đất đai Liên bang (FELCRA); và Cơ quan Phát triển Cao su Tiểu điền (RISDA).
Sáu cơ quan cho biết các hộ tiểu điền cùng nhau kêu gọi chính phủ EU ngừng phân biệt đối xử và hành động bảo hộ không công bằng như quy định trong EUDR, vì điều này ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ tiểu điền, phụ thuộc vào thu nhập từ xuất khẩu dầu cọ và cao su sang EU. Đơn kiến nghị đã yêu cầu sự thừa nhận của EU đối với Chương trình Chứng nhận Dầu cọ Bền vững của Malaysia (MSPO) và loại Malaysia ra khỏi danh sách các quốc gia gặp rủi ro nếu EUDR được thực thi.
Phó chủ tịch Hiệp hội quốc gia các hộ tiểu điền Malaysia Adzmi Hassan tuyên bố tại một cuộc họp báo sau phiên họp về Tác động của EUDR đối với các hộ tiểu điền và nền công nghiệp Malaysia tại Menara Felda vào ngày 15 tháng 3. “Malaysia đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ rừng và sản xuất bền vững”. “Trên thực tế, chứng nhận bắt buộc của MSPO đảm bảo cam kết của Malaysia đối với các tiêu chuẩn bền vững bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau”. “Nếu Malaysia bị coi là quốc gia có rủi ro cao sẽ làm giảm nỗ lực của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường”. “Hàng trăm nghìn hộ tiểu điền ở Malaysia phụ thuộc vào thu nhập từ xuất khẩu dầu cọ và cao su để đảm bảo tương lai và sự tồn tại của các cộng đồng địa phương”. “EUDR đã đặt ra các điều khoản tạo gánh nặng quá mức và không công bằng đối với các hộ tiểu điền sẽ hạn chế thị trường cho sản phẩm của họ ở Liên minh Châu Âu”. “Đặc biệt, khi EUDR đơn phương và phi thực tế đòi hỏi phải truy xuất nguồn gốc và định vị nơi sản xuất sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức sống và thu nhập của cộng đồng, từ đó làm chệch hướng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UN SDGs)”.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ trồng trọt và hàng hóa Datuk Seri Fadillah Yusof cho biết khi EUDR được thực thi, các sản phẩm hàng hóa mà EU nhập khẩu phải không có hoạt động phá rừng xảy ra sau ngày 31 tháng 12 năm 2020. Bộ coi EUDR là một hình thức biện pháp phi thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp bao gồm các mặt hàng chính của Malaysia như dầu cọ và các sản phẩm cao su, ca cao và các sản phẩm từ gỗ. Việc thực hiện EUDR sẽ làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
NGUYỄN ANH NGHĨA
Related posts:
- Xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan tăng 22,8% trong tháng 6/2022
- Giá cao su tăng vọt và dự báo vẫn chưa đạt ‘đỉnh’
- Tính bền vững của ngành công nghiệp cao su tự nhiên phụ thuộc vào tăng cường đầu tư cho nghiên cứu v...
- Giá cao su châu Á tăng đồng loạt
- Nhóm chuyên gia thanh niên IRRDB khởi động chuỗi hội thảo trực tuyến về cao su tự nhiên
- Cao su thiên nhiên: Giảm thiểu rủi ro khí hậu, chính sách và khía cạnh xã hội
- Gỗ Thuận An chia cổ tức 11,5 %
- Cổ phiếu GVR: Cải thiện biên lợi nhuận, kỳ vọng vào rổ VN30
- Sản phẩm sản xuất trên đất chặt phá rừng sẽ không được phép vào thị trường châu Âu
- Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi kéo giá cao su tăng trở lại