CSVN – Không có bất cứ hàng hóa và sản phẩm nào được phép đưa vào thị trường châu Âu nếu được sản xuất trên đất bị chặt phá rừng hay suy thoái rừng.
Vừa qua, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), và Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng.
Theo ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, việc phá rừng và suy thoái rừng đang là những nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu và mất mát đa dạng sinh học trên toàn cầu. Nhằm giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/ suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/ suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU.
Tháng 11/2022, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất xây dựng Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng. Đến tháng 12/2022, thỏa thuận chính trị sơ bộ giữa Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã được thông qua. Nếu Quy định này được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và các quốc gia xuất khẩu nông sản vào thị trường EU.
“Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để tạo một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng”, ông Patrick Haverman nhấn mạnh.
Cung cấp thông tin tổng quan về quy định mới của EU về các sản phẩm không phá rừng, ông Jesus Lavina, Phó Ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, cho hay quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng dự kiến tháng 6 này sẽ có hiệu lực và dự kiến tháng 12/2024 bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với nhà vận hành (từ tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ).
Khi quy định này đi vào thực thi, chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được phép nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ EU. Các nghĩa vụ chính được áp dụng cho các nhà vận hành và thương nhân không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt giữa hàng hóa với lô đất nơi sản xuất. Các sản phẩm sẽ cần phải hợp pháp theo luật của quốc gia sản xuất, bao gồm quyền con người, quyền lao động hiện hành và sự đồng thuận thỏa đáng, tự nguyện và được thông báo trước.
Các hàng hóa dự kiến sẽ chịu tác động bởi quy định này gồm: Dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ đó (ví dụ: sôcôla, đồ nội thất, lốp xe, sản phẩm in). Quy định áp dụng cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và các sản phẩm có nguồn gốc từ đó. Ban đầu bao phủ các mặt hàng đã được chọn và sản phẩm phái sinh; danh sách được cập nhật thường xuyên.
Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, nhận định xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu không ít tác động bởi đạo luật này, trong đó cà phê là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu. Tây Nguyên, khu vực sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam, không chỉ được biết đến là thủ phủ của cà phê, mà còn phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp khác như cao su, hồ tiêu, cây ăn trái trong nhiều năm trở lại đây.
Q.K (tổng hợp)
Related posts:
- Tăng sức cạnh tranh cho ngành cao su
- Giá cao su 12/5: Nhật Bản khởi sắc trở lại, Trung Quốc giữ đà giảm, tăng cường dự trữ cao su
- Ký ghi nhớ thành lập sàn giao dịch cao su
- Giá trị xuất khẩu cao su của Thái đạt hơn 4 tỉ USD
- Xuất khẩu cao su Việt Nam đứng vị trí thứ 4 tại Ấn Độ
- Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam
- Nên có chính sách đặc biệt tạo thế và lực cho ngành cao su
- Xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu ‘ngấm đòn’ Covid từ tháng 8
- VRG hỗ trợ cổ phần hóa cho một doanh nghiệp cao su Quảng Bình
- Kết nối cung cầu hướng tới sản xuất cao su thiên nhiên bền vững