CSVNO – Các cuộc họp khởi động dự án FORSEA đã được thực hiện tại trường đại học Kasetsart, Bangkok, Thái Lan từ ngày 15/02 đến ngày 17/02/2023.

Cuộc họp bao gồm các đối tác tham gia dự án từ Pháp; Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đoàn Việt Nam có 3 thành viên tham dự là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su VN Nguyễn Anh Nghĩa, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoàng Vân và Kỹ sư Nguyễn Minh Triết.

FORSEA là tên viết tắt của dự án “Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và lực lượng lao động sẵn có về chuỗi hàng hóa cao su tự nhiên ở Đông Nam Á”. Dự án được tài trợ bởi Cơ quan phát triển của Pháp (AFD) và sự hỗ trợ về chuyên môn bởi đối tác kỹ thuật của dự án là CIRAD (Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp phát triển quốc tế Pháp), thời gian thực hiện dự án trong ba năm từ 2022 – 2024.
Dự án được thực hiện nhằm mục đích dự đoán những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm lao động nông nghiệp ngày càng tăng đối với ngành cao su ở Đông Nam Á. Mục tiêu là chuẩn bị thích ứng xã hội, kỹ thuật và chính trị cho những thay đổi này. Dự án sẽ phát triển một cách tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu, chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật và đào tạo về áp dụng các thực hành nông nghiệp. Nó cũng sẽ đề xuất một nghiên cứu triển vọng về lĩnh vực này dựa trên các kịch bản và thử nghiệm các đổi mới (công nghệ, xã hội và thể chế) liên quan đến những rủi ro do những thay đổi này gây ra.

Trong cuộc họp, các tổ chức tham gia dự án đã trình bày hiện trạng hai vấn đề quan trọng mà ba nước Thái Lan, Cambodia và Việt Nam đang phải đối mặt là biến đổi khí hậu và sự thiếu hụt của lực lượng lao động nông thôn cho chuỗi sản xuất cao su thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được xem là bị tác động bởi biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan nhiều hơn hai nước Thái Lan và Cambodia.
Bên cạnh đó, các bên liên quan của Dự án đều công nhận là cho đến hiện nay vẫn chưa một máy móc hoặc thiết bị công nghệ ưu việt nào để thay thế việc cạo mủ do con người thực hiện. Việc nghiên cứu các nguyên nhân và giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động và biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết. Nội dung và nhân sự thực hiện các hợp phần nghiên cứu cũng đã được thảo luận.
Với tư cách là thành viên của Liên minh, Việt Nam có cơ hội và điều kiện để cùng thực hiện các nghiên cứu mới, tiếp nhận các kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế và vừa là đơn vị tiếp nhận các sản phẩm nghiên cứu của Dự án để áp dụng vào thực tế sản xuất.
NGUYỄN ANH NGHĨA
Related posts:
Cao su Việt Lào: phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu CSVN để phát triển bền vững
Cao su – Tiềm năng thương mại hóa tín chỉ carbon
Máy cạo mủ: Kiểm soát được dăm cạo sẽ hiệu quả
"Trị bệnh phấn trắng rất cần thiết để vườn cây có bộ lá tốt"
Khu vực Tây Nguyên: Tiềm năng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sổ tay Hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững
Cao su Sri Lanka thiệt hại nặng vì bệnh rụng lá đốm tròn
Apollo Tires phát triển lốp xe du lịch với 75% vật liệu bền vững
Công nghệ chẩn đoán bệnh rễ trắng trên cây cao su dựa trên phân tích hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo ...
Xây dựng kế hoạch dài hạn nâng cao năng suất - chất lượng vườn cây khu vực Tây Nguyên