CSVNO – Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Phạm Đình Luyến – TGĐ Cao su Chư Păh tại Hội nghị khoa học công nghệ, được công ty tổ chức vào sáng 16/3.

Ông Luyến cũng nhấn mạnh, các báo cáo hay tham luận phải chỉ ra những mặt còn hạn chế và đề ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại chứ không phải là những báo cáo thống kê về công việc đã làm được.

Trong thời gian một ngày, các đại biểu về tham dự Hội nghị đã được lắng nghe 4 báo cáo chuyên đề của phòng Kỹ thuật nông nghiệp; Kế hoạch đầu tư; Thanh tra bảo vệ và Tài chính kế toán cùng 18 tham luận của các đơn vị trực thuộc.

Trong số các báo cáo, tham luận, Phòng quản lý kỹ thuận chiếm số lượng lớn và chủ đạo với báo cáo tổng hợp về công tác nông nghiệp năm 2022 và 2 tham luận chuyên đề về “Các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây trong điều kiện suất đầu tư giảm”, “Cách nhận biết bệnh rụng lá đốm tròn, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh”.


Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận nhiều về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, đặc biệt là các giải pháp để thực hiện thành công nhiệm vụ khai thác sản lượng mà cấp trên giao. Đồng thời, thảo luận nhiều biện pháp để thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2023.

Báo cáo của Phòng kỹ thuật nông nghiệp đã chỉ ra nhiều khó khăn trong công tác nông nghiệp với việc công tác cưa cắt, giải phóng mặt bằng chậm so với năm 2021, mưa kéo dài nhiều ngày gây khó khăn trong việc vận chuyển mủ, khai thác sản lượng, nhất là suất đầu tư giảm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của NLĐ.
Tuy vậy, trong công tác khai thác sản lượng, công ty đã đạt được nhiều kết quả tích cực với việc về đích sớm hơn 20 ngày so với kế hoạch; Công tác tái canh, trồng mới cũng như chăm sóc vườn cây, công tác phòng chống cháy gặp nhiều thuận lợi do mua đến sớm; bệnh phấn trắng cơ bản được chống chế nhờ sự chủ động và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo công ty, các nông trường trực thuộc…

Ngoài ra, Phòng quản lý kỹ thuật cũng đã có những đánh giá, phân tích sâu và chỉ ra dấu hiệu của bệnh rụng lá đốm tròn để cán bộ kỹ thuật ở các nông trường có thể nhận biết, sớm phát hiện nhằm có biện pháp ngăn ngừa.
Cùng với đó, vấn đề chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được lãnh đạo và các đại biểu hết sức quan tâm và thảo luận sâu. Trong đó, tham luận của Phòng quản lý chất lượng là điển hình khi trình bày các giải pháp, cải tiến hoạt động của hệ thống quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC và chuỗi hành trình sản phẩm theo PEFC-CoC.
VĂN VĨNH
Related posts:
Linh hoạt mở miệng cạo, đảm bảo hiệu quả kinh tế kỹ thuật
7 giải pháp cho các công ty Tây Nguyên trong năm 2015
Dự án PlasCO2: Biến khí nhà kính thành nguyên liệu thô
Tái canh năm 2017 có nhiều tiến bộ vượt trội
Sáng kiến "Tách nước thải tại các nhà tổ" bảo vệ môi trường
Rà soát Tiêu chuẩn TCVN 3769:2004 - Cao su thiên nhiên SVR
Sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon vào năm 2028
Cây lúa cạn trên đất tái canh
Phun phòng trị phấn trắng - giải pháp hiệu quả cho vườn cao su ở Tây Nguyên
Cao su Kon Tum: Quyết tâm giữ được bộ lá ngay từ đầu mùa