CSVNO – Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Phạm Đình Luyến – TGĐ Cao su Chư Păh tại Hội nghị khoa học công nghệ, được công ty tổ chức vào sáng 16/3.

Ông Luyến cũng nhấn mạnh, các báo cáo hay tham luận phải chỉ ra những mặt còn hạn chế và đề ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại chứ không phải là những báo cáo thống kê về công việc đã làm được.

Trong thời gian một ngày, các đại biểu về tham dự Hội nghị đã được lắng nghe 4 báo cáo chuyên đề của phòng Kỹ thuật nông nghiệp; Kế hoạch đầu tư; Thanh tra bảo vệ và Tài chính kế toán cùng 18 tham luận của các đơn vị trực thuộc.

Trong số các báo cáo, tham luận, Phòng quản lý kỹ thuận chiếm số lượng lớn và chủ đạo với báo cáo tổng hợp về công tác nông nghiệp năm 2022 và 2 tham luận chuyên đề về “Các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây trong điều kiện suất đầu tư giảm”, “Cách nhận biết bệnh rụng lá đốm tròn, tác hại và biện pháp phòng trị bệnh”.


Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận nhiều về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, đặc biệt là các giải pháp để thực hiện thành công nhiệm vụ khai thác sản lượng mà cấp trên giao. Đồng thời, thảo luận nhiều biện pháp để thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2023.

Báo cáo của Phòng kỹ thuật nông nghiệp đã chỉ ra nhiều khó khăn trong công tác nông nghiệp với việc công tác cưa cắt, giải phóng mặt bằng chậm so với năm 2021, mưa kéo dài nhiều ngày gây khó khăn trong việc vận chuyển mủ, khai thác sản lượng, nhất là suất đầu tư giảm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của NLĐ.
Tuy vậy, trong công tác khai thác sản lượng, công ty đã đạt được nhiều kết quả tích cực với việc về đích sớm hơn 20 ngày so với kế hoạch; Công tác tái canh, trồng mới cũng như chăm sóc vườn cây, công tác phòng chống cháy gặp nhiều thuận lợi do mua đến sớm; bệnh phấn trắng cơ bản được chống chế nhờ sự chủ động và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo công ty, các nông trường trực thuộc…

Ngoài ra, Phòng quản lý kỹ thuật cũng đã có những đánh giá, phân tích sâu và chỉ ra dấu hiệu của bệnh rụng lá đốm tròn để cán bộ kỹ thuật ở các nông trường có thể nhận biết, sớm phát hiện nhằm có biện pháp ngăn ngừa.
Cùng với đó, vấn đề chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được lãnh đạo và các đại biểu hết sức quan tâm và thảo luận sâu. Trong đó, tham luận của Phòng quản lý chất lượng là điển hình khi trình bày các giải pháp, cải tiến hoạt động của hệ thống quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC và chuỗi hành trình sản phẩm theo PEFC-CoC.
VĂN VĨNH
Related posts:
Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan
Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017
Gắn phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường
Cải tiến phễu phân phối mủ cốm trên dây chuyền mủ nước
Trồng xen: Phát huy hiệu quả các loại cây trên cùng diện tích
Cao su Kon Tum: Quyết tâm giữ được bộ lá ngay từ đầu mùa
FSC và PEFC ban hành các bộ tiêu chí cập nhật phù hợp với Quy định chống phá rừng EU (EUDR)
Từng bước nâng cao chất lượng mủ nguyên liệu
Cơ giới hóa - yếu tố then chốt giúp tăng năng suất, chất lượng vườn cây
Bệnh mới trên cây cao su tại VN