CSVN – Đó là chỉ đạo của ông Lê Thanh Hưng – TGĐ VRG tại Hội nghị Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2022 và Hội nghị NLĐ năm 2023 ở các đơn vị Tây Nguyên diễn ra từ ngày 6 – 11/2.
Hầu hết các đơn vị khai thác đều vượt kế hoạch cao
Báo cáo của các đơn vị Tây Nguyên tại Hội nghị Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2022 cho thấy, năm qua mặc dù còn một khó khăn nhất định nhưng các đơn vị đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.
Ông Trương Minh Tiến – TGĐ Cao su Mang Yang cho biết: “Ngay từ đầu năm 2022, công ty đã phát động sâu rộng phong trào thi đua lao động sản xuất, quyết liệt triển khai công tác phòng trị bệnh trên vườn cây, đặc biệt bệnh phấn trắng. Công tác bón phân được quan tâm, tuyển dụng đủ lao động, không bỏ trống phần cây. Do vậy, công ty đã về đích sớm 46 ngày”.
Đánh giá về công tác SXKD trong năm qua, đại diện các đơn vị Tây Nguyên đều khẳng định nhờ sự chủ động ứng phó, thực hiện đồng bộ các giải pháp và linh hoạt trong điều hành sản xuất nên đã đạt được các mục tiêu đề ra, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác sản lượng.
Trong đó, về đích sớm nhất là Cao su Ea H’leo với thời gian vượt 53 ngày, Cao su Chư Prông 52 ngày, Cao su Mang Yang 46 ngày, Cao su Sa Thầy 44 ngày, Cao su Chư Sê và Cao su Kon Tum cùng hoàn thành sớm 37 ngày, Cao su Chư Mom Ray 36 ngày, Cao su Krông Buk 32 ngày, Cao su Chư Păh 26 ngày…
Đề ra nhiều giải pháp để đạt mục tiêu 2 tấn/ha
Phát biểu định hướng về công tác sản xuất, ông Phạm Đình Luyến – TGĐ Cao su Chư Păh khẳng định, để sớm đạt được năng suất ở mức 2 tấn/ha thực, năm 2023 công ty sẽ tiếp tục và quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp như tái canh có lộ trình; vận dụng linh hoạt các giải pháp thâm canh vườn cây để đưa vào khai thác đúng chu kỳ, áp dụng các biện pháp cơ giới vào việc chăm sóc; chủ động trong công tác phòng trị bệnh trên rừng cao su, đầu tư phân bón phù hợp với điều kiện thực tế…
Ông Võ Toàn Thắng – TGĐ Cao su Chư Prông cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác quản lý, thực hiện đúng chương trình tư vấn quy hoạch bảng cạo và những khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Cao su VN. Đặc biệt, chú trọng đến công tác quản lý kỹ thuật, đánh giá đúng năng lực vườn cây, định mức lao động hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên đội ngũ thợ cạo.
Cao su Krông Buk đã đề ra 7 giải pháp chung và 4 giải pháp trong công tác nông nghiệp; Cao su Chư Sê cũng đề ra 8 giải pháp chính chủ yếu tập trung vào công tác quản lý tốt vườn cây, nâng cao tay nghề cho NLĐ, chủ động ứng phó khó khăn và đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
Với những đơn vị đã đạt được năng suất từ 1,8 tấn/ha trở lên như Cao su Kon Tum, Sa Thầy, Chư Mom Ray và Ea H’leo cũng đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa năng suất vườn cây đạt mức trên 2 tấn/ha, điển hình như Cao su Chư Mom Ray đề ra giải pháp như chủ động tuyển dụng, đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác khai thác; tăng cường nghiên cứu để có sáng kiến, giải pháp hiệu quả áp dụng vào thực tiễn sản xuất, khai thác hết tiềm năng, lợi thế vườn cây…
VĂN VĨNH
Related posts:
- Tăng năng suất sản lượng, giảm giá thành sản xuất nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
- Nông trường An Lộc về trước kế hoạch đầu tiên của Cao su Đồng Nai
- Cao su Tây Ninh Siêm Riệp vượt khó, hoàn thành nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
- Thiếu hụt lao động, trăn trở không chỉ riêng ai?
- Lê Thị Lệ năm thứ 2 liên tục giành ngôi quán quân Hội thi Cao su Mang Yang
- Sôi nổi Hội thi Bàn tay vàng Cao su Lai Châu
- Cao su Mang Yang ra mắt 9 tổ lực lượng tự quản về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
- Binh đoàn 15 tổ chức Hội nghị Quân chính và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
- Đoàn Thanh niên Cao su Phước Hòa với mô hình "Tủ sách thanh niên"
- Cao su Bình Long tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động