Sản lượng cao su Thái Lan năm 2022 có khả năng tăng 11,7% đạt 5,4 triệu tấn

CSVN – Thái Lan, chiếm 34,2% sản lượng NR thế giới vào năm 2021, đã xuất khẩu 3,034 triệu tấn NR trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu sản phẩm đến tháng 8Sản lượng cao su tự nhiên (NR) năm nay của Thái Lan, quốc gia sản xuất NR nhiều nhất thế giới, có thể tăng 11,7%, đạt 5,4 triệu tấn, theo ước tính dựa trên xuất khẩu tăng trong tháng 8. bao gồm 38% TSR (cao su khối), 33% cao su hỗn hợp, 15% latex và 10% RSS được thể hiện trong Bảng 1 so với các số liệu tương ứng trong ba năm trước đó.

Khai thác cao su tại Thái Lan.
Bảng 1. Cơ cấu sản phẩm NR xuất khẩu từ Thái Lan từ tháng 1 đến tháng 8 (nghìn tấn)
 2019 Th.1-Th.82020 Th.1-Th.82021 Th.1-Th.82022 Th.1-Th.8
400110 Mủ ly tâm – khối lượng khô449459459463
400121 Mủ tờ xông khói (RSS)325246327307
400122 Cao su khối (TSR)1,0826601,0341,157
400129 Cao su thô38253243
400280 Cao su hỗn hợp7421,174817987
400510 Cao su hỗn luyện53507070
400591 Cao su hỗn luyện151285
400599 Cao su hỗn luyện3332
Tổng cộng2,7062,627 (-2.9%)2,750 (+4.7%)3,034 (+10.3%)
Nguồn: Bộ Tài chính Thái Lan

Sau khi tăng 10,3% tính đến tháng 8, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa sản xuất cao điểm của NR. Ngay cả khi giả định hoạt động xuất khẩu ở mức trung bình, Thái Lan vẫn có thể xuất khẩu ít nhất 1,566 triệu tấn NR trong 4 tháng này. Con số này chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu dự đoán này là thấp, thực tế có thể cao hơn. Ngay cả khi giả định lượng xuất khẩu thấp như vậy, tổng lượng xuất khẩu trong cả năm sẽ là 4,6 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm trước (Bảng 2)

Bảng 2. Số lượng NR xuất khẩu hàng năm từ năm 2019 đến năm 2021 và dự kiến xuất khẩu năm 2022 (nghìn tấn)
 2019202020212022
Tháng 1 – Tháng 82,7062,627 (+2.9%)2,750 (+4.7%)3,034 (+10.3%)
Tháng 9 – Tháng 121,3751,264 (-8.0%)1,486 (+17.5%)1,566 (+5.4%)
Tổng cộng cả năm4,0813,892 (-4.6%)4,236 (+8.8%)4,600 (+8.6%)
Nguồn: Bộ Tài chính Thái Lan (Số liệu từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022 do tác giả dự đoán)

Tiêu thụ nội địa NR ở Thái Lan dự kiến sẽ tăng tốc trong năm 2022 chủ yếu nhờ vào việc tiêu thụ mủ của một số cơ sở sản xuất găng tay cao su và các sản phẩm y tế làm từ cao su. Các nhà máy mới và việc bổ sung công suất cho các nhà máy đã tồn tại trước đó dự kiến sẽ nâng mức tiêu thụ NR nội địa ở Thái Lan lên khoảng 140.000 tấn mỗi năm. Trong trường hợp đó, Thái Lan có khả năng tiêu thụ khoảng 840.000 tấn NR trong năm 2022, tăng 19,8%.

Tổng số lượng xuất khẩu (X) và số lượng tiêu thụ nội địa (C) khớp với sản lượng (P) trong một năm bình thường ở Thái Lan. Mặc dù cả hai (tức là X + C và P) đã có chênh lệch trong hai năm đại dịch (2020 và 2021), nhưng chúng vẫn tương đồng chặt chẽ với nhau nếu sử dụng mức trung bình trong ba năm qua. Điểm này được thể hiện rõ ràng ở bảng 3. Trung bình của X + C cho năm 2019 đến năm 2021: 4,792 triệu tấn (làm tròn là 4,8 triệu). P trung bình cho năm 2019 đến năm 2021: 4,825 triệu tấn (làm tròn là 4,8 triệu). Tổng số lượng xuất khẩu và lượng tiêu thụ trong nước (X + C) có thể được coi là một ước tính đáng tin cậy về sản lượng. Dựa trên cơ sở này, sản lượng NR của Thái Lan trong năm 2022 có thể đạt 5,440 triệu tấn (xuất khẩu: 4,600 triệu tấn, tiêu thụ: 0,840 triệu tấn), tăng 11,7%. Về mặt tuyệt đối, sản lượng năm 2022 sẽ cao hơn năm trước 564.000 tấn.

Bảng 3. Xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và sản lượng NR của Thái Lan từ năm 2019 đến năm 2022 (nghìn tấn)
 2019202020212022
Xuất khẩu (X)4,0813,8924,2364,600
Tiêu thụ nội địa (C)774692701840
X+C4,8554,5844,9375,440
Sản lượng (P)4,8514,7874,8365,400
Tỉ lệ tăng sản lượng* -1.3%+1.0%+11.7%
* Số liệu sản xuất từ năm 2019 đến năm 2021 là số liệu chính thức do Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã báo cáo. Con số cho năm 2022 được tính theo tỷ lệ bằng cách lấy tổng của X và C và làm tròn số.

Thái Lan đã có ba năm liên tiếp giảm sản lượng bất thường. Việc sản xuất NR ở Thái Lan bị ảnh hưởng trong năm 2019 do lũ lụt nghiêm trọng ở miền Nam, và trong giai đoạn 2020 và 2021 do đại dịch dẫn đến nhu cầu giảm và tình trạng thiếu trầm trọng lao động nhập cư do các hạn chế đi lại xuyên biên giới đã ngăn cản lao động nhập cư quay trở lại Thái Lan từ các nước láng giềng. Cụ thể hơn, sản lượng tăng 11,7% phần lớn được coi là sự trở lại bình thường sau đợt lũ lụt năm 2019; và đại dịch đã tấn công vào năm 2020 và 2021. Nếu so với năm 2018, mức tăng sản lượng tuyệt đối dự kiến vào năm 2022 chỉ là 427.000 tấn, tương đương mức tăng trưởng trung bình hàng năm 2,1% từ năm 2018 đến năm 2022 (Sản lượng năm 2018: 4,973 triệu tấn, năm 2022: 5,400 triệu tấn). Thái Lan đã thu được năng suất trung bình 1.495 kg/ha/năm trong năm 2018 (một năm sản xuất bình thường). Như vậy, sản lượng trung bình 1.540 kg/ha/năm dự kiến vào năm 2022 chỉ tăng 45 kg trong thời gian 4 năm.

Đã có 462.000 ha cao su không kinh tế đã bị loại bỏ ở Thái Lan từ năm 2016 đến năm 2021. Để khuyến khích nông dân chặt bỏ cây cao su năng suất thấp và chuyển sang trồng cây lương thực, Cơ quan Cao su Thái Lan (RAOT) đã đưa ra các ưu đãi tài chính hấp dẫn với mức khoảng 3.500 USD/ha. Việc loại bỏ một lượng lớn diện tích cao su năng suất thấp có tác động tích cực đáng kể đến năng suất bình quân. Nói cách khác, sự cải thiện 45 kg năng suất trung bình trong giai đoạn 4 năm sản xuất nên được coi là kết quả của sự can thiệp phát triển của Chính phủ.

Về ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh đến sản xuất NR, Thái Lan đã hứng chịu nhiều đợt mưa lớn và lũ lụt trong năm nay. Theo Cục Khí tượng, Thái Lan nhận được lượng mưa cao hơn 24% so với mức trung bình từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 25 tháng 9. Tuy nhiên, mưa và lũ lụt chủ yếu chỉ giới hạn ở các khu vực phía bắc, đông bắc và miền trung, những vùng này ít quan trọng đối với nguồn cung NR. Hơn 50% nguồn cung NR của Thái Lan đến từ miền nam. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa và lũ lụt năm nay chỉ chiếm dưới 20% tổng nguồn cung NR của cả nước. Cụ thể hơn, sự gián đoạn khai thác do khí hậu gây ra đã ít nghiêm trọng hơn trong năm hiện tại so với những năm trước đó. Tỷ lệ bệnh rụng lá ở Thái Lan ít nghiêm trọng hơn so với Indonesia. Chỉ có dưới 150.000 ha (khoảng 4% tổng diện tích) bị nhiễm nấm bệnh. Không giống như trường hợp của Indonesia, Chính phủ Thái Lan, thông qua Cơ quan Cao su Thái Lan (RAOT), đã hỗ trợ kịp thời cho nông dân để ngăn chặn sự lây lan, giảm cường độ lây nhiễm và sự tái phát của dịch bệnh.

JOM JACOB – NGUYỄN ANH NGHĨA

(Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)