CSVN – Giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta biết bao đời nay. Trong nghề khai thác mủ, việc cạo choàng cũng là một cách giúp đỡ nhau trong công việc, nó không còn xa lạ với công nhân cao su; mang đến nhiều giá trị thực tiễn và cả giá trị nhân văn, tạo nên văn hóa lao động đặc trưng của công nhân ngành cao su.
Văn hóa lao động đặc trưng của công nhân cao su
Cạo choàng là công việc thường diễn ra trên vườn cây sản xuất, khi có công nhân hữu sự, đau ốm hoặc bận công việc đột xuất vắng mặt thì một hay nhiều công nhân khác sẽ thực hiện luôn phần cạo, trút mủ trên phần cây của người vắng mặt cùng với thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó phần việc của người vắng mặt được duy trì, kế hoạch sản xuất của đơn vị được đảm bảo và tinh thần đoàn kết trong lao động của người công nhân cao su cũng được phát huy cao độ.
Đối với quy trình khai thác mủ hiện nay đang thực hiện chế độ cạo D3 hoặc D4 theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật của Tập đoàn và thực tế sản xuất của đơn vị. Như vậy công nhân sẽ cạo một phần cây cách nhau từ 3 – 4 ngày cho một chu kỳ khai thác trên vườn cây, nếu trong quá trình khai thác người công nhân bỏ qua một ngày cạo thì phần cây đó sẽ phải qua 6 – 8 ngày sau mới được cạo lại. Do đó việc cạo choàng giúp cho chu kỳ khai thác mủ được duy trì, quy trình kỹ thuật được đảm bảo để cây cho năng suất sản lượng tốt nhất.
Hiệu quả của việc cạo choàng nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất của đơn vị, đồng thời giúp cho người thực hiện việc cạo choàng có thêm thu nhập và người có phần cây cạo choàng cũng tận thu được mủ tạp sau lát cạo, từ hiệu quả thực tế đó, các đơn vị khai thác mủ luôn duy trì thực hiện chủ trương vận động khuyến khích cạo choàng trong công nhân cao su.
Phong trào cạo choàng – nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến
Việc cạo choàng vừa thể hiện tình cảm và cũng là trách nhiệm đối với đơn vị và đồng nghiệp, vừa giúp đỡ đồng nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn, đau ốm đột xuất, vừa cùng đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chung…nên việc cạo choàng đều được công nhân đồng tình và thực hiện một cách tự nguyện, đồng thời công nhân thực hiện cạo choàng luôn ý thức tự giác trong đảm bảo quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo quy định, đó chính là giá trị văn hóa cạo choàng được công nhân gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.
Chị Nguyễn Thị Bích Lệ – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng cho biết: “Cùng với phong trào thi đua nước rút, Tuổi trẻ Cao su Dầu Tiếng phát động phong trào cạo choàng trong thanh niên công nhân khai thác, qua đó đã có nhiều đoàn viên hăng hái tham gia cạo choàng nâng cao năng suất, chất lượng thu hoạch mủ cho đơn vị. Vừa qua Đoàn Thanh niên công ty cũng đã kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân Đoàn cơ sở thực hiện tốt phong trào này. Trong thời gian tới Đoàn công ty tiếp tục đẩy mạnh phong trào cạo choàng, trong chuỗi phong trào thi đua nước rút năm 2022, góp phần khơi dậy sức trẻ đi đầu gương mẫu trong thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty năm 2022”.
Qua phong trào cạo choàng, văn hóa cạo choàng trong công nhân cao su đã tạo nên một phong trào thi đua sâu rộng để nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến trong lao động; hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là trong giai đoạn thi đua nước rút. Từ đó xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó với sự nghiệp phát triển bền vững của ngành cao su Việt Nam.
PHONG TRẦN
Related posts:
- 95,5% chi hội Phụ nữ Công ty 75 đạt vững mạnh
- Công đoàn Cao su Chư Sê tổ chức Đại hội điểm khu vực Tây Nguyên
- Cải tiến máy thổi lá
- Cao su Đồng Nai hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Văn Nam
- Cao su Lai Châu: Đối thoại với người dân góp đất trồng cao su trên địa bàn huyện Sìn Hồ
- ANRPC kêu gọi EU xem xét sâu hơn về vai trò của ngành cao su thiên nhiên trong phát triển bền vững
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong tình hình mới
- Chấm dứt ngay mối tình bất chính!
- Vợ già chồng trẻ cũng là lẽ thường
- Đoàn thanh niên Cao su Bình Long tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa phòng chống dịch Covid -19