Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Cần thực hiện các giải pháp đồng bộ

CSVN – Theo Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, để đáp ứng nhu cầu gia tăng nguồn nguyên liệu gỗ trong tương lai cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: gia tăng nguồn gỗ cao su thanh lý hàng năm, ưu tiên đưa các giống cây cao su có năng suất gỗ cao vào trồng khi tái canh, quy hoạch chu kỳ thanh lý ngắn hơn, chuyển đổi một số diện tích không thích hợp trồng cao su sang trồng cây nguyên liệu thay thế đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức thu mua…

Tổng diện tích cao su thanh lý dự kiến từ 2021 – 2025 gần 40.000 ha. Ảnh: Vũ Phong
Tổng nhu cầu nguyên liệu khoảng 1.600.000 – 1.800.000m3 trong 5 năm

Cụ thể, đối với sản xuất gỗ cao su thành phẩm: chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ tròn cao su để sản xuất các loại gỗ như: gỗ phôi sơ chế, gỗ ghép tấm và gỗ tinh chế. Theo ước tính trung bình thì 1 m3 gỗ phôi sấy cần 5 ster gỗ, 1 m3 gỗ ghép tấm cần 10 ster gỗ, 1 m3 gỗ tinh chế cần 12 ster gỗ và 01 ster = 0.7m3 gỗ tròn.

Theo dự kiến kế hoạch 5 năm từ 2021-2025 với sản lượng sản xuất gỗ các loại ước chừng dao động trong khoảng 411.000 – 437.000 m3, tổng nhu cầu gỗ nguyên liệu dự trù cho các năm khoảng chừng 2.200.000 – 2.500.000 ster, tương đương khoảng 1.600.000 -1.800.000m3.

Đối với sản xuất MDF: Với định mức 1 m3 MDF cần 1,7 tấn gỗ nguyên liệu và trong giai đoạn 2021- 2025, khả năng sẽ không tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất MDF nên khối lượng gỗ nguyên liệu để sản xuất MDF khoảng 1.700.000-1.800.00 tấn/năm. Ngoài ra, các đơn vị sản xuất gỗ MDF của Tập đoàn vẫn đang đầu tư vùng nguyên liệu để phục vụ cho việc sản xuất gỗ MDF. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu gỗ khai thác đưa vào sản xuất chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, không đáng kể.

Rừng tràm nguyên liệu cća Công ty CP Gỗ MDF VRG – Kiên Giang. Ảnh: Vũ Phong
Giải pháp điều phối

Việc quy hoạch công suất chế biến gỗ trong Tập đoàn là cơ sở quan trọng nhằm đảm bảo cân đối khả năng nguồn nguyên liệu. Theo định hướng phát triển ngành gỗ đến năm 2025, dự kiến tổng công suất chế biến gỗ theo thiết kế của toàn Tập đoàn ước đạt 1.700.000 m3/năm. Để đáp ứng nhu cầu tại mức công suất này, cần nguồn nguyên liệu khoảng 6,5 triệu ster tương đương với qui mô diện tích khoảng 65.000 ha cao su thanh lý.

Theo kế hoạch, tổng diện tích cao su thanh lý dự kiến cho giai đoạn này gần 40.000 ha tương ứng khoảng 4 triệu ster gỗ nguyên liệu được cung ứng ra thị trường, trung bình mỗi năm 8.000 ha tương ứng 800.000 ster. Với mức chủ động cân đối khoảng 50% từ nguồn nguyên liệu gỗ cao su tương ứng 400.000 Ster, so với qui mô công suất hiện tại khoảng 1.100.000m3/năm của toàn Tập đoàn chỉ mới đáp được tầm khoảng 30% nhu cầu cần thiết.

Vì vậy, để giải quyết bù đắp phần thiếu hụt trên, các nhà máy chế biến gỗ phải tích cực tìm kiếm, sử dụng thêm các loại nguyên liệu gỗ khác như thông, tràm, keo lai… thông qua các biện pháp tăng cường thu mua, tổ chức trồng xen trong lô cao su, chuyên canh tạo vùng nguyên liệu tương lai, ….

Theo Ban Kế hoạch Đầu tư VRG, trước mắt, VRG cần phê duyệt, điều phối kế hoạch thanh lý dài hạn – 5 năm và hàng năm; ban hành bổ sung hoàn thiện các qui định hướng dẫn về chế độ cạo tận thu, giao chỉ tiêu sản lượng tận thu; qui định thời hạn giải quyết thủ tục, thực hiện cưa cắt; quan tâm đến yếu tố địa bàn, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến….Về mặt quản lý cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến lượng sản phẩm đầu ra tương ứng, đảm bảo mục tiêu sử dụng đúng mục đích, gia tăng hiệu quả nguồn gỗ cao su thanh lý;

Về phía các công ty cao su cần lập và trình duyệt kế hoạch thanh lý dài hạn và hàng năm; tuân thủ tiến độ thanh lý và chấp hành các qui định, hướng dẫn của Tập đoàn về thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ, tổ chức đấu giá, cưa cắt cây; tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị khai thác chế biến gỗ;…

Về phía các công ty chế biến gỗ cần phối hợp tốt với các công ty cao su trong việc ký kết hợp đồng, tiếp nhận vườn cây, tổ chức khai thác, bàn giao mặt bằng

theo đúng tiến độ cam kết …. Đồng thời, xây dựng lộ trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỉ lệ gỗ phôi sơ chế chuyển dần sang ghép tấm, tinh chế, MDF nhằm gia tăng giá trị sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu gỗ cao su, sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến để tối ưu hóa sản phẩm, tiết kiệm nhiên nguyên vật liệu… đóng góp vào quá trình tăng trưởng chung của Tập đoàn.

Đém béo nguồn nguyên liệu để sén xuất gỗ bền vững. Ảnh: Sén xuất tại Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng. Ảnh: CTV
Xây dựng nguồn nguyên liệu tương lai

Ngoài ra cần tạo vùng nguyên liệu tương lai thông qua giải pháp trồng xen, chuyên canh trồng cây nguyên liệu trên vùng đất không thích hợp trồng cao su…Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác rừng, chế biến gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới.

Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả, theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm nguyên liệu gỗ hợp pháp trong chế biến, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ; phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn gỗ của quốc tế, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ để từng bước thâm nhập các thị trường lớn như: EU, Mỹ và các nước phát triển tại Châu Á…

CSVN