CSVNO – Một lần nữa Côte d’Ivoire lại khiến thế giới cao su ngạc nhiên khi xuất khẩu 110.000 tấn cao su tự nhiên (NR) trong tháng 7 năm 2022, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 724.000 tấn, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cao su tháng 7 của tăng gần 34% đạt 110.000 tấn

Do ngành sản xuất sản phẩm cao su chưa phát triển, Côte d’Ivoire chỉ tiêu thụ trong nước một lượng không đáng kể cao su tự nhiên. Vì vậy sản lượng xuất khẩu có thể được coi là đại diện cho tổng sản lượng cao su quốc gia.
Ở Côte d’Ivoire, sản lượng cao su tự nhiên thay đổi theo mùa. Một số tháng có sản lượng cực thấp và một số tháng khác có sản lượng cao. Biểu đồ phân bố theo mùa sản lượng hàng tháng thể hiện tỷ lệ phần trăm của mỗi tháng trong sản lượng hàng năm cho thấy 51% sản lượng hàng năm rơi vào bảy tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 7). Năm (5) tháng còn lại (tháng 8 đến tháng 12) chiếm 49% sản lượng hàng năm. Dựa trên mô hình mùa vụ này, Côte d’Ivoire dự kiến sẽ sản xuất 647.000 tấn cao su tự nhiên trong 5 tháng cuối năm, dẫn đến tổng sản lượng trong năm 2022 dự kiến ở mức 1,32 triệu tấn, khoảng 9% tổng sản lượng thế giới. Trong trường hợp đó, Côte d’Ivoire sẽ vượt qua Việt Nam để trở thành nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới trong năm 2022.


Trong 7 tháng đầu năm, Malaysia nhập 22,0% tổng lượng xuất khẩu cao su tự nhiên từ Côte d’Ivoire, tiếp theo là Trung Quốc (19,8%), Ấn Độ (8,7%) và Mỹ (8,3%). Đáng chú ý, xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng mạnh trong giai đoạn này so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 89,7% và Trung Quốc tăng 48,4% trên cơ sở hàng năm.


Mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) chiếm 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tổng số 159.000 tấn cao su tự nhiên mà Côte d’Ivoire xuất khẩu sang Malaysia. Trong khi cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) chiếm 100% lượng xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Giá FOB của TSR và mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) được xuất khẩu vào tháng 7 năm 2022 từ Côte d’Ivoire đến các nước nhập khẩu chính được trình bày dưới đây. Trong trường hợp TSR, xuất khẩu sang Trung Quốc có giá thấp hơn so với xuất khẩu sang Ấn Độ và Mỹ (Trung Quốc: 138,9 USD, Ấn Độ: 147,5; Mỹ: 156,2/100 kg). Giá FOB đơn vị của mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) xuất khẩu sang Malaysia trong tháng 6 năm 2022 là 78,2 USD/100 kg.

Theo Jom Jacob (https://www.linkedin.com/pulse/ivory-coasts-july-rubber-exports-surge-34-110000-tonnes-jom-jacob/)
Nguyễn Anh Nghĩa (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) lược dịch
Related posts:
VRG và Quân đoàn 4: Phối hợp tạo mối quan hệ ngày càng phát triển
Phát huy truyền thống 93 năm hào hùng, xây dựng VRG phát triển ổn định và bền vững
Kiến nghị Bộ ngành hỗ trợ 4 chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su
Xuất khẩu cao su dự báo vẫn gặp khó trong ngắn hạn
Ban hành quy chế trao tặng huy hiệu Phú Riềng Đỏ, Cao su Việt Nam
Tích cực hỗ trợ Cao su Quảng Nam khắc phục thiệt hại sau bão Noru
VRG chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững tại hội thảo của PEFC
Triển khai phương án quản lý rừng bền vững tại các đơn vị miền Trung và Tây Nguyên
Đảng bộ Rubico phấn đấu lợi nhuận trước thuế tăng 10% mỗi năm
Giá phân bón ở Việt Nam sẽ tăng cao do xung đột Nga - Ukraina