CSVNO – Một lần nữa Côte d’Ivoire lại khiến thế giới cao su ngạc nhiên khi xuất khẩu 110.000 tấn cao su tự nhiên (NR) trong tháng 7 năm 2022, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 724.000 tấn, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cao su tháng 7 của tăng gần 34% đạt 110.000 tấn
Do ngành sản xuất sản phẩm cao su chưa phát triển, Côte d’Ivoire chỉ tiêu thụ trong nước một lượng không đáng kể cao su tự nhiên. Vì vậy sản lượng xuất khẩu có thể được coi là đại diện cho tổng sản lượng cao su quốc gia.
Ở Côte d’Ivoire, sản lượng cao su tự nhiên thay đổi theo mùa. Một số tháng có sản lượng cực thấp và một số tháng khác có sản lượng cao. Biểu đồ phân bố theo mùa sản lượng hàng tháng thể hiện tỷ lệ phần trăm của mỗi tháng trong sản lượng hàng năm cho thấy 51% sản lượng hàng năm rơi vào bảy tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 7). Năm (5) tháng còn lại (tháng 8 đến tháng 12) chiếm 49% sản lượng hàng năm. Dựa trên mô hình mùa vụ này, Côte d’Ivoire dự kiến sẽ sản xuất 647.000 tấn cao su tự nhiên trong 5 tháng cuối năm, dẫn đến tổng sản lượng trong năm 2022 dự kiến ở mức 1,32 triệu tấn, khoảng 9% tổng sản lượng thế giới. Trong trường hợp đó, Côte d’Ivoire sẽ vượt qua Việt Nam để trở thành nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới trong năm 2022.
Trong 7 tháng đầu năm, Malaysia nhập 22,0% tổng lượng xuất khẩu cao su tự nhiên từ Côte d’Ivoire, tiếp theo là Trung Quốc (19,8%), Ấn Độ (8,7%) và Mỹ (8,3%). Đáng chú ý, xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng mạnh trong giai đoạn này so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 89,7% và Trung Quốc tăng 48,4% trên cơ sở hàng năm.
Mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) chiếm 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tổng số 159.000 tấn cao su tự nhiên mà Côte d’Ivoire xuất khẩu sang Malaysia. Trong khi cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) chiếm 100% lượng xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Giá FOB của TSR và mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) được xuất khẩu vào tháng 7 năm 2022 từ Côte d’Ivoire đến các nước nhập khẩu chính được trình bày dưới đây. Trong trường hợp TSR, xuất khẩu sang Trung Quốc có giá thấp hơn so với xuất khẩu sang Ấn Độ và Mỹ (Trung Quốc: 138,9 USD, Ấn Độ: 147,5; Mỹ: 156,2/100 kg). Giá FOB đơn vị của mủ chén (bao gồm một số dạng cao su thô khác) xuất khẩu sang Malaysia trong tháng 6 năm 2022 là 78,2 USD/100 kg.
Theo Jom Jacob (https://www.linkedin.com/pulse/ivory-coasts-july-rubber-exports-surge-34-110000-tonnes-jom-jacob/)
Nguyễn Anh Nghĩa (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) lược dịch
Related posts:
- Đảng bộ Cao su Việt Lào: 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Cao su Đồng Nai
- Sôi nổi không khí lao động mùa thi đua nước rút
- Phát triển VRG theo hướng bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế - trách nhiệm với xã hội - bảo v...
- Các công ty cao su tại Campuchia hoàn thành tốt mục tiêu kép
- Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí
- Động lực thúc đẩy các nhà sản xuất cao su có sức bật trở lại
- Sớm hoàn thành sách Ký ức người lính ngành cao su
- Cao su Đồng Phú nâng cao "chất" và "lượng" nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây
- VRG khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su 6.000 tấn/năm tại Campuchia