CSVN – Hệ thống xử lý nước thải cao su này được Công ty CP Cao su Bà Rịa hợp tác với Công ty CP đầu tư & phát triển Nhà Rồng cải tiến và vận hành tại Nhà máy Chế biến mủ cao su thuộc Xí nghiệp chế biến Cao su Xà Bang. Hệ thống không sử dụng hóa chất trong quá trình vận hành, với nhiều ưu điểm như: Chi phí vận hành thấp, dễ vận hành, bảo dưỡng và lắp đặt với hiệu suất xử lý chất gây ô nhiễm trong nước cao.
Tiết kiệm được chi phí và nhân công quản lý vận hành
Do tính đặc thù của vật liệu và công nghệ chế biến, nước thải của các nhà máy sơ chế mủ cao su thường có pH thấp, hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng nitơ tổng, nitơ amoni cao và tồn tại dư lượng lớn các hạt cao su từ các khâu chế biến. Nếu không có hệ thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su phù hợp, loại nước thải này không được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây những tác hại nghiêm trọng về lâu dài. Xuất phát từ thực tiễn của đơn vị, cộng với yêu cầu khá khắt khe của địa phương cũng như của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình xử lý nước thải sơ chế mủ cao su trong giai đoạn hiện nay, sau thời gian nghiên cứu về tính hiệu quả của hệ thống, Công ty CP Cao su Bà Rịa đã mạnh dạn phối hợp với Công ty CP Đầu tư & Phát triển Nhà Rồng (đơn vị chuyên xây dựng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công nghiệp) tiến hành xây dựng và cải tiến mới hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
Hệ thống được cải tiến vào tháng 6/2019, đầu năm 2020 đưa vào vận hành. Qua gần 2 năm đi vào hoạt động, hiện được đánh giá cao về tính hiệu quả, nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế mủ cao su thiên nhiên (QCVN 01:2015/BTNMT). Hệ thống được thiết kế hiện đại, với thiết bị tiêu chuẩn, đáp ứng được cường độ vận hành liên tục với công suất lớn, giúp công ty tiết kiệm được khá nhiều chi phí và nhân công quản lý vận hành.
Không sử dụng hóa chất, nước đạt tiêu chuẩn được bơm lại tái sử dụng
Theo ông Đặng Xuân Ngọc – Giám đốc Công ty CP đầu tư & phát triển Nhà Rồng: “Ưu điểm của hệ thống mà chúng tôi đang vận hành cho nhà máy là không sử dụng hóa chất, kể các các loại hóa chất đơn giản nhất. Nước thải từ sản xuất mủ nước được thu gom tại bể gạn 1, bể gạn 2, bể gạn 3; nước rửa xe chở mủ và nước thải từ mủ tạp được thu gom tại bể lắng cát.
Sau một thời gian mủ cao su còn trong nước thải được tách ra khoảng 75-85% cùng toàn bộ đất, cát và rác trong nước thải mủ tạp sẽ được tách ra tại hệ thống này. Toàn bộ 3 nguồn thải chính là nước thải mủ cốm nước và mủ tạp, nước rửa xe sẽ được hợp dòng tại bể điều hòa. Quá trình trên diễn ra hoàn toàn tự nhiên không sử dụng thiết bị động lực can thiệp.
Sau đó dòng nước thải được nhập chung với nhau, cấp nước và bơm lên bể điều hòa, qua bể tuyển (tại đây không sử sụng hóa chất). Nước thải chứa trong bể ổn lưu sau đó được cấp nước đưa vào hệ thống xử lý sinh học, tại đây được tiếp tục xử lý thông qua hệ thống xử lý thiếu khí (bể Anoxic) và hiếu khí (bể Aeroten) bằng cách sử dụng hệ thống bơm sục khí tách khuấy trộn tại bể để tạo ra các dòng chảy rối trong nước để xử lý các chất còn lại.
Nước thải đưa qua bể lắng cặn, phần nước trong theo máng thu nước chảy ra khỏi bể lắng. Bùn cặn sau lắng được đưa ra bể chứa bùn để xử lý. Nước đạt tiêu chuẩn được bơm trở lại nhà máy để tái sử dụng và một phần cho ra môi rường”.
DUY VŨ
Related posts:
- Nhiều giải pháp cho vườn cây năng suất cao ở 3 công ty trong Câu lạc bộ 2 tấn khu vực Campuchia
- Huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy chế biến mủ cao su Lai Châu
- VRG tăng cường xây dựng phương án và thực hiện chứng chỉ về quản lý rừng cao su bền vững
- Đảng bộ Công ty CP Cao su Việt Lào: Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được gi...
- Làm giàu từ chăn nuôi gà
- Công nhận phòng Kiểm nghiệm cao su tham chiếu trong VRG
- Đón đọc Tạp chí Cao su Việt Nam Xuân Nhâm Dần 2022
- VRG tham gia hội nghị tập huấn kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí về công tác xây dựng Đảng
- Tri ân những “chiến binh” thầm lặng
- Người viết sử ngành bằng thơ