CSVNO – Hàng loạt doanh nghiệp phân bón vừa gửi công văn tới Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) khi đơn vị này liên tục tăng giá than đến chóng mặt.
Trong công văn gửi TKV, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, một doanh nghiệp phân bón trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát và chiến sự Nga – Ukraine đã tác động đến hầu hết các loại hàng hóa trên thế giới, trong đó nặng nề nhất là ngành phân bón.
Theo đó, giá cả, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ cho sản xuất kinh doanh phân lân nung chảy tăng rất cao, trong khi sức mua của nông dân giảm mạnh do giá bán nông sản vẫn duy trì ở mức thấp.
Hiện, than chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí nguyên nhiên liệu để sản xuất phân lân nung chảy xấp xỉ 50%. Chính vì vậy, việc TKV tăng giá than liên tục trong thời gian ngắn, lên tới 54,51% so với đầu năm 2022 thực sự là một cú sốc đối với sản xuất phân bón như Văn Điển.
Đây chính là nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất đẩy giá thành sản xuất phân lân nung chảy của Công ty Văn Điển buộc phải tăng cao trong thời gian qua, từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của bà con nông dân.
Dẫn số liệu thống kê, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho biết, TKV liên tục tăng giá bán than từ ngày 18/3 đến 08/6/2022.
Cụ thể, ngày 18/3/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 3.512.080 đ/tấn, tăng 13,94% so với đầu năm 2022; Ngày 27/4/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 4.169.500 đ/tấn, tăng 21,33% so với đầu năm 2022; Ngày 08/6/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 4.762.730 đ/tấn, tăng 19,24% so với đầu năm 2022.
Do đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam xem xét lại mức điều chỉnh tăng giá bán và tần suất tăng giá trên tinh thần “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” giúp doanh nghiệp, nông dân có khoảng thời gian “thở” để phục hồi, ổn định sản xuất.
Cùng chung quan điểm với Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình cũng có công văn “than trời” về việc TKV tăng giá bán than quá nhiều và quá lớn.
Theo đó, từ ngày 08/6/2022, TKV đã tăng giá bán than so với đầu năm 2022 là 56%. Công ty Phân lân Ninh Bình cho rằng, thời điểm tăng giá than so với lần tăng trước là quá gần và mức tăng quá cao. Điều này khiến công ty phân bón gặp áp lực rất lớn khi phải phải giảm giá thành, hỗ trợ nông dân, song sức mua vẫn chậm.
Hiện phía Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chưa có ý kiến phản hồi các kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước về việc điều chỉnh giá than.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Related posts:
- Cao su Mang Yang khen thưởng nhiều tập thể và cá nhân trong lễ ra quân
- Tập hợp sức mạnh, đồng lòng, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu
- “Đảng bộ VRG tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị"
- Xuất khẩu cao su tăng gần 91% về giá trị so cùng kỳ
- VRG ủng hộ 300 triệu đồng cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc”
- Danh mục các doanh nghiệp ngành cao su phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2022
- Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su hỗn hợp năm 2021
- VRG thực hiện tốt tái cơ cấu doanh nghiệp
- VRG học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- "Sản lượng vườn cây các CTCS Tây Nguyên vẫn có thể nâng cao"