CSVN – Trên thực tế hiện nay, trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề, mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp hướng đến là: sản xuất an toàn – hiệu quả – thân thiện – bền vững và nâng cao thu nhập của người lao động.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp, nhất là vấn đề về vốn đầu tư cho khoa học công nghệ. Thách thức là vậy, tuy nhiên câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp đó là “Phát triển hay là đình trệ?”. Muốn phát triển, các doanh nghiệp buộc phải thích ứng với thời cuộc để có những thay đổi phù hợp. Hiện nay, hướng sản xuất thủ công, đầu tư nhiều thời gian, công nghệ lạc hậu, tốn nhiều chi phí cần phải được thay thế dần bằng phương thức sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất để mang lại hiệu suất lao động tốt, lợi nhuận cao, thu nhập cho người lao động từ đó cũng được cải thiện hơn.
Đó cũng là xu thế chung của nền nông nghiệp thế giới và nông nghiệp nước nhà. Trước tình hình dịch chuyển cơ cấu phát triển của toàn cầu, đòi hỏi ngành cao su muốn phát triển, bền vững, muốn có nguồn nhân lực chất lượng, vườn cây cho năng suất cao đòi hỏi phải có những cách làm và tính toán mới. Hòa vào xu thế chung, ngành cao su xác định chỉ có đầu tư vào công nghệ, thiết bị, chỉ có ứng dụng cơ giới hóa trong lao động sản xuất mới có thể giúp các đơn vị giải quyết những bài toán về năng lực vườn cây, suất đầu tư, giá thành sản xuất và thu nhập cho người lao động.
Đó cũng là nội dung quan trọng được thảo luận, đề cập đến trong Hội nghị nông nghiệp khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên được tổ chức vào ngày 17/5 vừa qua. Bên cạnh các yếu tố về quản lý điều hành, giống, công tác bảo vệ thực vật thì cơ giới hóa là một yếu tố mà lãnh đạo VRG và Ban Quản lý kỹ thuật chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
Thực tế, những năm gần đây, VRG và Công đoàn CSVN đã phát động nhiều phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo… Những phong trào này dần nở rộ sâu rộng từ VRG đến các công ty, nông trường, nhà máy và đem lại hiệu quả cao. Tuy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa của các đơn vị nhìn chung vẫn chưa đồng đều, tuy nhiên với chủ trương của VRG, tin tưởng rằng trong thời gian tới, cơ giới hóa không còn là hình ảnh xa lạ trên những đường lô.
HÀ KHUÊ
Related posts:
- Dấu ấn từ phong trào "sáng tạo trẻ" ở Đoàn thanh niên cao su Chư Prông
- Nhiệm kỳ 2017 – 2023 Công đoàn cao su Chư Prông phát triển được 1.112 đoàn viên
- Bắt tay ngay vào việc
- Thợ cạo và lương duyên
- Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ: Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)
- Hết lòng vì lao động đồng bào dân tộc thiểu số
- Cao su Quasa - Geruco: xanh thẳm tình hữu nghị
- Cao su Đồng Nai đẩy mạnh thi đua về trước kế hoạch
- "Mùa nước rút, hắn cho mủ nhiều lắm"
- Cần có chiến lược phát triển sản phẩm trong 5 năm tới