CSVN – Hiệp hội Các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) dự kiến giá trị xuất khẩu găng tay sẽ giảm mặc dù sản lượng dự kiến sẽ tăng từ 12% đến 15% trong năm nay, do giá bán trung bình thấp hơn.
“Trong ngành găng tay, xuất khẩu nhiều hơn không có nghĩa là doanh thu/lợi nhuận tăng. Giá bán trung bình giảm nên doanh nghiệp sẽ thu được ít doanh thu/ lợi nhuận hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ xuất khẩu nhiều găng tay hơn, nhưng doanh thu xuất khẩu giảm. Chẳng hạn như năm ngoái, số lượng không tăng nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng gần gấp đôi do giá găng tay tăng vọt”, Giám đốc điều hành (CEO) của MARGMA, ông Chan Wone Fu cho biết. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra một con số cụ thể về giá trị xuất khẩu cho năm 2022, với lý do giá cả biến động trong bối cảnh gián đoạn trên toàn thế giới.
Trong năm nay, MARGMA dự kiến nguồn cung găng tay toàn cầu sẽ thiếu hụt từ 5% – 10% do Trung Quốc – nhà sản xuất đồ bảo hộ lớn thứ 2 thế giới – phải đối mặt với sự gián đoạn sản xuất do Covid-19 và nguồn cung cấp năng lượng thất thường. Theo ông Chan, nhu cầu găng tay cao su cho năm nay dự kiến đạt 452 tỷ chiếc – tương đương việc 14.333 chiếc được sản xuất mỗi giây – và Malaysia được dự đoán sẽ chiếm thị phần lớn nhất với 294 tỷ chiếc, tương đương 65% tổng số găng tay, tiếp theo là Trung Quốc với thị phần 20%, thị phần của Thái Lan là 10% và Indonesia là 3%.
Dự báo trên cho thấy kỳ vọng vào sự phát triển của thị trường khi MARGMA đã dự báo nguồn cung găng tay cao su toàn cầu sẽ đạt 420 tỷ chiếc vào năm 2021, thiếu hụt khoảng 80 tỷ chiếc so với nhu cầu dự kiến là 500 tỷ chiếc. Tuy nhiên, ông Chan tin rằng quy định của Chính phủ các nước liên quan đến việc sử dụng găng tay sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho ngành.
“Điều này rất quan trọng ở Bắc Mỹ và châu Âu, vì Hoa Kỳ chiếm 35% sản lượng sản xuất của Malaysia và châu Âu chiếm 30% sản lượng còn lại. Ngoài ra nhận thức về chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cũng thúc đẩy nhu cầu sử dụng găng tay. Ở châu Á, gia tăng dân số cũng mang lại một số lợi thế khi có các quy định bổ sung về việc sử dụng găng tay”, ông Chan chia sẻ.
Trong khi đó, có tổng cộng 162 nhà máy với 2.520 dây chuyền sản xuất đã được lắp đặt và công suất sản xuất là 370 tỷ chiếc găng mỗi năm, theo ông Chan. Hệ thống này bao gồm 75 nhà sản xuất thành viên của MARGMA (tính tới tháng 01/2022), với tỷ lệ hoạt động 75% công suất.
Theo ông Chan, các thành viên của MARGMA hiện đang tập trung vào phí phục hồi để hỗ trợ lao động nhập cư thanh toán nợ, nâng cấp ký túc xá cho nhân viên, cũng như nâng cao mức lương tối thiểu để cải thiện đời sống của người lao động. Các thành viên MARGMA ủng hộ mức lương tối thiểu 1.500 Ringgit do Chính phủ công bố. Việc tăng lương tối thiểu từ 1.200 lên 1.500 Ringgit (từ khoảng 275,3 USD lên 344,1 USD) là mức tăng đáng kể 25% so với mức lương tối thiểu hiện tại. MARGMA ước tính rằng việc tăng 25% lương tối thiểu sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất từ 1,42% đến 2,75% tùy thuộc vào nguồn nhân lực tại từng nhà máy tương ứng.
P.V (theo VRA)
Related posts:
- Khối Khu Công nghiệp thực hiện hiệu quả phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang: Nhiều triển vọng khi trồng thí điểm keo lai
- Giải pháp tiêu thụ ngành gỗ năm 2024: Những dấu hiệu lạc quan
- Gỗ MDF VRG Quảng Trị: Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu viên nén
- Triển lãm Quốc tế Cao su và Săm lốp Việt Nam 2024 (RUBBERTECH VIETNAM 2024): "Cao su bền vững - xu t...
- Ngành gỗ mở rộng liên kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển
- MDF VRG Quảng Trị: Lợi nhuận 4 tháng đầu năm đạt 99,5% kế hoạch
- Trải thảm đón nhà đầu tư
- Nâng cao nhận thức về tính hợp pháp của gỗ cho ngành cao su