CSVN – Ở Tuyên Quang, cây gai xanh đang dần phủ màu xanh mướt trên nhiều đồng đất thôn quê, mở ra hy vọng làm giàu cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trồng cây gai xanh lấy sợi, lợi nhuận hơn trồng màu
Thôn Vĩnh Sơn, xã Tân Thanh, huyện Sơn Dương những ngày này tấp nập không khí thu hoạch, vận chuyển sản phẩm cây gai xanh từ các thôn xóm về Hợp tác xã (HTX) Nông lâm nghiệp Phú Sơn, rồi từ đó từng đoàn xe tải vận chuyển về nhà máy chế biến của Tập đoàn An Phước Viramie.
Cả 1 dải ruộng, dải soi bãi trải dài dọc sông Phó Đáy ở thôn Vĩnh Tiến trước đây chỉ trồng ngô, mía nay được phủ xanh bởi những vườn gai xanh tươi tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia, cây gai xanh khá phù hợp với đồng đất nơi đây nên cho năng suất, chất lượng khá cao so với nhiều vùng quê của các tỉnh miền núi lân cận.
Tháng 7/2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước (Tập đoàn An Phước Viramie), Ban điều phối các dự án vốn nước ngoài, Nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật thuộc dự án KOICA, UBND xã Tân Thanh… phổ biến các yêu cầu kỹ thuật về liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sợi gai xanh AP1; các cơ chế chính sách hỗ trợ của Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước, dự án KOIKA đối với mô hình.
Sau chương trình phối hợp ấy, những diện tích cây gai xanh đầu tiên đã được trồng trên đất Vĩnh Sơn. Từ 5ha ban đầu đến nay cây gai trồng lấy sợi ở tỉnh Tuyên Quang đã phát triển diện tích lên hơn 60ha, hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi so với cây rau màu.
Gia đình bà Trần Thị Thủy ở thôn Vĩnh Tiến (xã Tân Thanh) trồng 10 sào cây gai xanh từ tháng 9/2021. Theo bà Thủy, cây gai xanh có ưu điểm nổi bật về kinh tế so với trồng cây rau màu như không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh hại. Việc triển khai thành công mô hình trồng cây gai xanh đã góp phần thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất truyền thống của người dân, từ trồng ngô lấy hạt cho thu nhập thấp, giá bán bấp bênh, được mùa rớt giá, sang liên kết sản xuất theo hợp đồng, theo kế hoạch, tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cung ứng cho Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước.
Gia đình ông Khổng Văn Kiểm ở thôn Nga Phụ (xã Tân Thanh) có 6 sào trồng gai xanh. Nhà ông Kiểm năm vừa rồi thu 5 lứa, trừ chi phí mỗi sào lãi 10 triệu đồng/năm. Ông Kiểm bảo, cái hay của mô hình này là bà con chỉ việc trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, tất cả mọi khâu còn lại đã có hợp tác xã lo. Trước đây làm nông nghiệp là “trông trời trông đất trông mây”, giờ chỉ “trông” sao cho đến ngày thu hoạch thôi.
Ông Phùng Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Thanh cho biết, cây gai xanh trồng trên đồng đất địa phương đến thời điểm hiện tại cho thấy ưu thế đa lợi ích của mình. Bên cạnh lợi ích kinh tế rõ rệt, cây gai xanh còn có tác dụng phục hồi đất rất lớn. Sau khi thu hoạch phần vỏ, thân cây và lá sẽ được người trồng băm nhỏ, rải đều lên diện tích trồng làm phân hữu cơ cho đất. Do có hàm lượng protein tốt (lá gai được dùng làm bánh gai) nên thân và lá cây gai xanh nhanh chóng giúp đất trở nên tơi xốp, nhiều dưỡng chất.
Hướng đi mới trên đồng đất cũ
Sau gần 1 năm bén duyên với đồng đất xứ Tuyên, cây gai xanh đã cho người nông dân những vụ thu liên tiếp, vụ thu nào cũng thắng lợi. Từ kết quả đó, loài cây này đang mở ra hướng đi mới trên đồng đất cũ ở các làng quê vùng cao Tuyên Quang. Đến nay, toàn tỉnh đã có 191 hộ tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và Na Hang tham gia trồng.
Ông Tái Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Tri Phú (huyện Chiêm Hóa) cho biết, hiện nay xã đã có 19 hộ gia đình tham gia mô hình trồng cây gai xanh với diện tích 8ha. Một lợi thế của việc trồng cây gai xanh đó là ngoài việc lưu gốc thu được trong vòng 10 năm thì lá có thể tận dụng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc. Củ gai sau khi hết “vòng đời” có thể tận thu để bán cho các công ty dược liệu. Đây sẽ là cây trồng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, ngoài bao tiêu sản phẩm, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tỉnh Tuyên Quang cũng đầu tư hỗ trợ 80% vốn để xây dựng nhà xưởng, 1 máy ép thủy lực và 4 chiếc máy ép lấy sợi cho các thành viên HTX Nông nghiệp Phú Sơn. Phía Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước hỗ trợ giống cho bà con trả chậm đến khi thu hoạch; giá nguyên liệu cây gai xanh hiện tại được công ty liên kết thu mua là 40.000 đồng/kg vỏ sợi thô khô.
Mô hình liên kết trồng cây gai xanh giúp người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từng bước làm quen với phương thức trồng thâm canh gai hàng hoá để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, tạo cầu nối gắn kết nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Mặt khác, từ mô hình này sẽ tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, góp phần thiết thực phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Gia đình bà Phạm Thị Chinh ở thôn Vĩnh Tiến trồng 10 sào cây gai xanh. Bà Chinh cho biết, cây gai lấy lá làm bánh đã được người dân vùng cao trồng cách đây vài chục năm. Nhưng trồng để lấy sợi và phát triển kinh tế thì bà và người dân chưa từng nghĩ đến.
Hướng đi mới trên đồng đất cũ
Sau gần 1 năm bén duyên với đồng đất xứ Tuyên, cây gai xanh đã cho người nông dân những vụ thu liên tiếp, vụ thu nào cũng thắng lợi. Từ kết quả đó, loài cây này đang mở ra hướng đi mới trên đồng đất cũ ở các làng quê vùng cao Tuyên Quang. Đến nay, toàn tỉnh đã có 191 hộ tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và Na Hang tham gia trồng.
Ông Tái Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Tri Phú (huyện Chiêm Hóa) cho biết, hiện nay xã đã có 19 hộ gia đình tham gia mô hình trồng cây gai xanh với diện tích 8ha. Một lợi thế của việc trồng cây gai xanh đó là ngoài việc lưu gốc thu được trong vòng 10 năm thì lá có thể tận dụng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc. Củ gai sau khi hết “vòng đời” có thể tận thu để bán cho các công ty dược liệu. Đây sẽ là cây trồng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân, ngoài bao tiêu sản phẩm, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tỉnh Tuyên Quang cũng đầu tư hỗ trợ 80% vốn để xây dựng nhà xưởng, 1 máy ép thủy lực và 4 chiếc máy ép lấy sợi cho các thành viên HTX Nông nghiệp Phú Sơn. Phía Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước hỗ trợ giống cho bà con trả chậm đến khi thu hoạch; giá nguyên liệu cây gai xanh hiện tại được công ty liên kết thu mua là 40.000 đồng/kg vỏ sợi thô khô.
Mô hình liên kết trồng cây gai xanh giúp người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từng bước làm quen với phương thức trồng thâm canh gai hàng hoá để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, tạo cầu nối gắn kết nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Mặt khác, từ mô hình này sẽ tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, góp phần thiết thực phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Gia đình bà Phạm Thị Chinh ở thôn Vĩnh Tiến trồng 10 sào cây gai xanh. Bà Chinh cho biết, cây gai lấy lá làm bánh đã được người dân vùng cao trồng cách đây vài chục năm. Nhưng trồng để lấy sợi và phát triển kinh tế thì bà và người dân chưa từng nghĩ đến.
Khi được chính quyền địa phương và doanh nghiệp hỗ trợ triển khai, người dân rất hào hứng tham gia. Ưu điểm nổi bật của việc trồng cây gai xanh là có thể lưu gốc và cho thu hoạch trong vòng 10 năm; công chăm sóc ít lại được bao tiêu sản phẩm thuận lợi nên người nông dân nơi đây rất phấn khởi tham gia trồng. Trung bình 1 sào bà thu được hơn 8 triệu đồng/năm, cao hơn gấp đôi so với trồng ngô trên cùng đơn vị diện tích.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Related posts:
- Buồn chán vì chồng ít chuyện trò tâm sự
- Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế
- Cân nhắc để giữ cuộc tình hay để trượt qua tay!
- TCT Cao su Đồng Nai đảm bảo tái canh đúng tiến độ, chất lượng vườn cây sinh trưởng tốt
- Đảng ủy VRG thực hiện tốt Quy định 69 - QĐ/TW của Ban Bí thư
- Chứng khoán lại lao dốc mạnh
- Cao su Lai Châu II mừng công về đích trước 12 ngày
- "Xuân gắn kết - Tết sum vầy" ấm áp, nghĩa tình tại TCT Cao su Đồng Nai
- Đoàn Thanh Niên Cao su Việt Lào thực hiện chuỗi hoạt động chào mừng Tháng thanh niên
- Đạo hiếu là phẩm chất của nhân cách