CSVN – Trong suốt chặng đường phát triển 91 năm qua, bất cứ giai đoạn cách mạng nào, công tác tuyên truyền giáo dục cũng luôn là một trong những công tác trọng yếu, đóng vai trò đi trước – mở đường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tự hào truyền thống vẻ vang
Năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên truyền, tổ chức quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về Chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng của Đảng. Ngày 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8” nhân kỷ niệm ngày Quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, góp phần cổ vũ quần chúng công, nông đứng lên đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, thực dân và tay sai.
Với ý nghĩa đặc biệt đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm là ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng. Ngành cao su VN với 92 năm xây dựng và trưởng thành. Công tác tuyên truyền giáo dục ra đời từ sớm, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đội ngũ công nhân cao su tăng lên rất nhanh và chịu sự áp bức, bóc lột cùng cực của chủ đồn điền cao su, giai đoạn này công nhân cao su đấu tranh dưới các hình thức tự phát để chống lại chế độ hà khắc của chủ đồn điền.
Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, sự ra đời của tổ chức VN Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã tổ chức tuyên truyền vận động phong trào dân tộc dân chủ theo con đường cách mạng vô sản, nhiều hội viên đã len vào làm phu ở các đồn điền cao su để tuyên truyền vận động và xây dựng tổ chức cách mạng.
Đặc biệt ngay sau khi thành lập chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở đồn điền Phú Riềng vào ngày 28/10/1929, Chi bộ đã cải tổ xây dựng nghiệp đoàn công nhân cũ thành nghiệp đoàn bí mật – công hội đỏ – đông đảo và vững mạnh, cho ra đời tờ báo Giải thoát với mục đích tuyên truyền, vận động và giáo dục cách mạng, sinh hoạt Công đoàn, thời sự chính trị,… được đông đảo công nhân sôi nổi hưởng ứng, đóng góp vai trò rất lớn trong việc gây dựng sự gắn bó, gần gũi, đoàn kết trong công nhân ở các đồn điền.
Đội ngũ người làm công tác tuyên truyền giáo dục trong ngành cao su luôn tự hào về những đóng góp lớn lao và cả những hy sinh thầm lặng của bao thế hệ cán bộ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc và của ngành. Từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền giáo dục đã bám sát phong trào cách mạng, bám sát quần chúng, NLĐ để tuyên truyền, vận động, tổ chức đấu tranh cách mạng, góp phần giải phóng địa phương, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ năm 1975 đến nay, công tác tuyên truyền giáo dục trong NLĐ đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực: Nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, vận động người đồng bào dân tộc thay đổi tập quán du cư, du canh, tham gia làm công nhân cao su; Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch;
Thực hiện phong trào thi đua lao động sản xuất, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; Nghiên cứu, biên soạn sách lịch sử phong trào công nhân cao su, sách “Ký ức người lính ngành cao su Việt Nam”, “Kỷ yếu Bàn tay vàng khai thác mủ cao su”… với mục tiêu “Công nhân giàu – Tập đoàn mạnh”, khẳng định vị thế của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác tuyên truyền, giáo dục
Thời gian qua, bộ phận tuyên truyền giáo dục các cấp trong ngành cao su đã làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, lãnh đạo để chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực tuyên truyền giáo dục. Chủ động thông tin, tuyên truyền, tăng cường nắm bắt diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của NLĐ để kịp thời định hướng dư luận, giải quyết những vấn đề bức xúc góp phần ổn định SXKD, phát triển quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp, đặc biệt là tuyên truyền hiệu quả việc thực hiện mục tiêu kép…
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 còn diễn biến phức tạp, bộ phận tuyên truyền, giáo dục các cấp chủ động, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác. Tham mưu cấp ủy tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bằng hình thức trực tuyến; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và nâng cao chất lượng trên website của Công đoàn CSVN, Tạp chí CSVN và của các đơn vị thành viên, các trang mạng xã hội…
Thời gian tới, công tác tuyên truyền, giáo dục các cấp cần tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
Một là, tập trung tuyên truyền những kết quả trong việc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, gắn với tuyên truyền những nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam; Tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” gắn với tuyên truyền giáo dục kỷ niệm 93 năm truyền thống ngành cao su (28/10/1929 – 28/10/2022).
Hai là, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận… của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là chính sách pháp luật mới liên quan đến tổ chức Công đoàn, NLĐ, tuyên truyền thực hiện Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Cơ hội, thách thức của Công đoàn Việt Nam trong thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiến tới chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028).
Ba là, tổ chức hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; Lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ SXKD, các phong trào thi đua yêu nước, các sự kiện chính trị của đất nước, của cơ quan, đơn vị, của ngành và địa phương, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng, nỗ lực thi đua lao động sản xuất trong NLĐ.
Bốn là, tập trung tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới với mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19”.
Năm là, quan tâm, chăm lo, hỗ trợ kịp thời NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19; Kịp thời phản ánh những vướng mắc, bất cập, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền để tháo gỡ, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.
Sáu là, đẩy mạnh triển khai các mô hình tuyên truyền giáo dục trên nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Youtube,…) và ứng dụng trên điện thoại di động (Zalo). Phối hợp thực hiện thường xuyên các chương trình chuyên trang, chuyên mục về gương người tốt, việc tốt, điển hình tiêu biểu, mô hình hay, cách làm sáng tạo trong lao động sản xuất, trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng NLĐ,… của các cấp để truyền tải kịp thời đến NLĐ.
TRƯƠNG THỊ HUẾ MINH
(Phó Chủ tịch Công đoàn CSVN)
Related posts:
- Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
- “90 năm, Cao su Dòng chảy cuộc sống”
- Video Clip Hội thi 85 năm khu vực II
- Phó Giáo sư Huỳnh Lứa: Chủ biên đầu tiên của cuốn lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam
- Vượt qua chủ nghĩa thực dân
- Cao su Chư Păh giành giải nhất Hội diễn khu vực II
- Chúc tết năm mèo
- Cao su Sa Thầy: Thăm, động viên giáo viên mầm non
- Đội văn nghệ TCT Cao su Đồng Nai: Điểm sáng trong hoạt động đời sống tinh thần của công nhân
- Những trang sử vẻ vang về truyền thống 95 năm ngành Cao su Việt Nam