CSVN – Đó là sáng kiến của vợ chồng công nhân tiêu biểu Nguyễn Văn Cương và Phạm Thị Phương ở Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.

Vào mùa mưa, nước sông dâng lên cao xe máy không thể đi qua được, trong khi đó đoạn đường bị ngập dài hơn 150m, sâu khoảng 0,7m khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Chiếc bè được anh chị làm từ 9 can nhựa lớn, 8 tấm ván gỗ rộng, 4 thanh gỗ dài, 4 trụ xi măng kèm dây thép và được đóng đinh cố định, chắc chắn. Nhờ có chiếc bè này mà hai vợ chồng anh chị có thể dễ dàng hơn trong việc khai thác và vận chuyển mủ về tổ của mình, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành sản lượng của đơn vị.
16 năm gắn bó với cây cao su là khoảng thời gian nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của hai anh chị. Không những chăm sóc, khai thác tốt vườn cây, anh chị còn là gương điển hình trong các hoạt động thi đua của đơn vị, nhiều năm liền được các cấp tuyên dương khen thưởng.
Anh Cương chia sẻ: “Từ năm 2008 vườn cây đưa vào khai thác đến nay đã được 13 năm, bản thân tôi luôn nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản lượng mủ được giao, hàng năm luôn vượt trước kế hoạch từ 20 – 30 ngày. Muốn duy trì được kết quả này, tôi luôn phấn đấu rèn luyện tay nghề, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, trang bị cây cạo cũng như quy chế khai thác, tuyệt đối không bỏ ngày cạo, dù thời tiết miền Trung bão lũ khắc nghiệt”.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khó khăn của ngành cao su nhưng anh Cương và chị Phương vẫn lạc quan, quyết tâm bám trụ với nghề. Không chỉ là người công nhân cần mẫn, yêu nghề, anh chị luôn trăn trở làm sao khai thác mủ một cách hiệu quả nhất để đối phó với thời tiết bão lũ quanh năm của miền Trung, từ đó sáng kiến làm bè vượt sông của anh chị đã được áp dụng, đem lại hiệu quả thiết thực.
ĐÀI TRANG
Related posts:
Quản lý bệnh phấn trắng hiệu quả: Tiền đề nâng cao năng suất mủ cao su
Xử lý bệnh thối cổ rễ
Hiệu quả từ phong trào “Giúp nhau trở thành thợ giỏi”
Cải tiến máy phun thuốc giá thành thấp, hiệu quả cao
Kinh nghiệm phòng trị bệnh phấn trắng (kỳ 3)
Sử dụng linh hoạt nguồn nhân lực để phát triển bền vững
Phương pháp tạo tán vườn cây KTCB tại Công ty CPCS Tây Ninh
Nông trường Sông Giêng (Cao su Bình Thuận): Duy trì ổn định năng suất vườn cây
Hiệu quả của công tác phun phòng trị bệnh phấn trắng
Sáng kiến trang bị cửa lò xông sấy làm lợi trên 300 triệu đồng/năm