CSVNO – Trong số hơn 500 doanh nghiệp lọt qua vòng sơ khảo, Ban tổ chức Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2021 đã lựa chọn 100 doanh nghiệp xuất sắc nhất để tuyên dương. VRG có 20 công ty đạt doanh nghiệp bền vững, trong đó, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai nằm trong Top 10.

Ngày 9/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2021) với chủ đề “Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” và Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI 2021).

20 công ty thành viên VRG được chứng nhận Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2021 và năm trong Top 100, gồm: Phú Riềng, Bình Long, Dầu Tiếng, Tân Biên, Phước Hòa, Tây Ninh, Đồng Phú, Đồng Nai, Lộc Ninh, Hoà Bình, Bình Thuận, Bà Rịa, Kon Tum, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, Bến Thành, KCN Tân Bình, Gỗ Thuận An, Gỗ MDF VRG Quảng Trị.
Công ty CP Cao su Bến Thành là 1 trong 5 doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc thực hiện bình đẳng giới tại nơi làm việc. Tổng Công ty Cao su Đồng Nai là 1 trong 5 doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc tôn trọng và thúc đẩy quyền trẻ em trong kinh doanh năm 2021.


Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của VCCI – VBCSD, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các bên liên quan đã, đang liên tục duy trì hoạt động thúc đẩy đối thoại về phát triển bền vững (PTBV) , phổ biến áp dụng Bộ Chỉ số CSI góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam… Đây là những hoạt động thiết thực, hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Phó Thủ tướng cũng đã khẳng định PTBV đã trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng việc thực hiện các chiến lược PTBV. Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép tất cả các mục tiêu PTBV trong các chiến lược, kế hoạch hành động… Đối mặt với đại dịch Covid-19 đã cho thấy những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược, áp dụng mô hình kinh doanh bền vững đã thể hiện sự chống chịu, ứng phó với khủng hoảng tốt hơn. Và trong thời gian vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn về tài lực, vật lực và cả tinh thần vào công cuộc phòng chống dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế Việt Nam.

TRẦN HUỲNH – CTV
Related posts:
Phải xây dựng thương hiệu gỗ cao su Việt Nam
Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất
Hội thi "Bàn tay vàng" Cao su Mang Yang: Bùi Văn Quý giải nhất
Hướng đến nền sản xuất cao su bền vững và hiệu quả
Cao su Phú Riềng khen thưởng 74 cá nhân sáng tạo
2 công nhân đi tù vì ăn trộm phân bón
VRG thực hiện tốt công tác cổ phần hóa
Kiểm soát viên là trọng tài kiểm tra “sức khỏe” doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm Cao su Sa Thầy được đánh giá cao
Cao su Bà Rịa: Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho hơn 700 người lao động