CSVNO – Nhờ tăng mạnh về giá, cao su Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,5 tỷ USD về kim ngạch.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 9,18 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 chiếm 16,4%, tăng so với mức 14,3% của cùng kỳ năm 2020.

Ở chủng loại hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 1,32 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 36,9% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 27,1% của 9 tháng đầu năm 2020.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, cao su Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 902,78 nghìn tấn, trị giá 1,46 tỷ USD, tăng 5% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.617 USD/tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp chiếm 88% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc, với 794,45 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 39% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.639 USD/tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý như: RSS1 tăng tới 2.100% về lượng và tăng 2.775% về trị giá; cao su tổng hợp tăng 525% về lượng và tăng 405,2% về trị giá… Tuy nhiên các mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc.
Giá bình quân xuất khẩu các chủng loại cao su sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá tăng mạnh nhất là RSS3 tăng 34,2%; SVR CV60 tăng 33,3%; SVR 3L tăng 32,3%…
Related posts:
Phát triển bền vững ngành gỗ sau đại dịch Covid-19
Sắc đỏ bao trùm, VN-Index đảo chiều tại vùng cản mạnh
Cổ phiếu cao su thiên nhiên tăng trần
Tính bền vững của ngành công nghiệp cao su tự nhiên phụ thuộc vào tăng cường đầu tư cho nghiên cứu v...
Nông nghiệp khó đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD
Mở rộng mô hình liên kết cho cao su tiểu điền
Giá cao su thiên nhiên tăng mạnh nhất trong vòng hơn 40 năm
VRG Nhật Bản tích cực hỗ trợ các đơn vị ký kết đơn hàng
"Thị trường cao su năm 2022 trở đi tương đối thuận lợi"
Sản phẩm Cao su Dầu Tiếng đạt thương hiệu quốc gia