CSVNO – Giá cao su ngày 17/8 ghi nhận sàn giao dịch châu Á (bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc) tăng nhẹ. Triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới phải đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 214,0 Yen/kg, tăng 2,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 215,6 Yen/kg, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 219,6, tăng 1,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ghi nhận mức 13.430 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.730 Nhân dân tệ/tấn, tăng 70 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.825 Nhân dân tệ/tấn, tăng 75 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia và Mỹ lại giảm.
Giá cao su trên thị trường châu Á tăng trở lại do nhu cầu tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và châu Âu cải thiện nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi, trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn và ngành logistics bị gián đoạn trên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung.
Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta ở Đông Nam Á cùng dự đoán nguồn cung cao su tự nhiên tăng trong tháng 7,8/2021 có thể sẽ tác động đến giá cao su trong thời gian tới.
Triển vọng thị trường cao su Nhật Bản không chắc chắn do nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới phải đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Điều này ngăn chặn hoạt động và nhu cầu đối với các mặt hàng công nghiệp như cao su.
Nền kinh tế Nhật Bản mở rộng hơn dự kiến trong quý II/2021 nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng tăng trưởng sẽ duy trì ở mức khiêm tốn trong quý III/2021 do tình trạng hạn chế khẩn cấp được áp dụng để chống lại sự gia tăng đột biến về số ca nhiễm Covid-19, đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bao gồm Tokyo đến giữa tháng 9 cũng như mở rộng thêm một số khu vực khác.
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo khảo sát, giá mủ cao su hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 – 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
theo baoquocte.vn
Related posts:
- Cao su Đồng Nai đạt kết quả toàn diện năm 2020
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu: Cần thực hiện các giải pháp đồng bộ
- Cao su Chư Sê Kampong Thom: Hiệu quả từ việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng vào công tác chuyên m...
- "Người lao động nhiễm COVID-19, người đứng đầu tổ chức công đoàn có trách nhiệm"
- Chị Lê Thị Thương được trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021
- Cao su Chư Sê xứng danh “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới
- Những "chiến binh" thầm lặng
- Vifa – Expo: "Sân chơi" cho doanh nghiệp ngành gỗ
- Tập huấn sản xuất tái canh cao su chu kỳ II tại Campuchia
- Hành trình 40 năm cây cao su có mặt ở Tây Nguyên