CSVNO – Trong công văn số 2376/CSVN – QLKT gởi các đơn vị về việc thực hiện tổ chức sản xuất khai thác mủ và quản lý kỹ thuật trong điều kiện dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo VRG yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất linh hoạt, đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch và tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Theo đó, lãnh đạo VRG yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo VRG tại công văn số 2285 /CSVN – QLKT ngày 20/7/2021.
Lãnh đạo các công ty cao su thành viên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đơn vị hàng ngày, khi có yêu cầu ngưng sản xuất hoặc có ảnh hưởng đến sản xuất phải báo cáo ngay cho VRG.
Trong trường hợp phải tạm ngưng sản xuất để phòng chống dịch bệnh lây lan, các đơn vị phải thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid – 19 các cấp. Đồng thời xây dựng phương án tái sản xuất khi điều kiện có thể và cho phép (tích cực làm việc với địa phương để có sự đồng thuận về phương án).
Trong trường hợp tạm dừng thu hoạch mủ 1 – 2 tuần: Công ty chủ động tổ chức cạo bù trong 2 – 3 tháng để bù sản lượng đã mất do ngưng cạo và phấn đấu hoàn thành kế hoạch 2021.
Trong trường hợp tạm dừng thu hoạch mủ 3 tuần trở lên: các đơn vị xây dựng phương án tổ chức sản xuất chi tiết phù hợp với năng lực vườn cây và điều kiện cụ thể của khí hậu thời tiết để chọn giải pháp hiệu quả nhất, hạn chế thiệt hại do ngưng sản xuất kéo dài và báo cáo về VRG xin ý kiến chỉ đạo trước khi thực hiện.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất linh hoạt đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch vừa tổ chức sản xuất.
Nếu có yêu cầu về hạn chế đi lại của địa phương dẫn đến ảnh hưởng công tác thu hoạch mủ và chế biến… các đơn vị chủ động rà soát lại cơ sở hạ tầng, có phương án chuẩn bị thành lập lực lượng xung kích với nòng cốt là thanh niên và đoàn viên công đoàn để tổ chức thu hoạch mủ (có thể theo phương án 3 tại chỗ trong khu vực khai thác), ưu tiên trên những vườn cây có năng suất cao, thuận lợi và an toàn về điều kiện phòng chống dịch, trường hợp gặp khó khăn trong vận chuyển thì chuyển sang thu mủ đông. Đây là giải pháp quan trọng dự phòng cho trường hợp ngưng sản xuất kéo dài.
Nhằm hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất của việc ngưng sản xuất tới năng suất sản lượng vườn cây, lãnh đạo VRG giao Ban QLKT, Viện NCCS phối hợp với các đơn vị xem xét điều kiện, yêu cầu từng địa bàn, từng khu vực, đồng thời đánh giá năng lực vườn cây để lựa chọn giải pháp kỹ thuật thu hoạch mủ tối ưu nhất, phù hợp với đặc điểm vườn cây và điều kiện khí hậu môi trường cụ thể của từng đơn vị.
MINH NHIÊN
Related posts:
- Xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ và EU: khó hồi phục trong ngắn hạn
- 12 công ty cao su tập huấn Doanh nghiệp bền vững
- Cao su Lộc Ninh phấn đấu hoàn thành sản lượng 12.338 tấn
- CĐ TCT Cao su Đồng Nai: Có nhiều dấu ấn trong hoạt động năm 2021
- Cổ phần hóa 5 công ty cao su: Khẩn trương, đúng nguyên tắc
- Cao su Lai Châu II linh hoạt trong thu hút lao động
- "VRG thực hiện rất tốt công tác an toàn vệ sinh lao động"
- Yokohama tạo ra cao su chống nứt bằng công nghệ hạt nano
- NT Bãi Lau (Cao su Sa Thầy): Hà Văn Duyên đoạt Bàn tay vàng
- “Đoàn kết, vững tin vượt khó thành công”