Hoạt động phát triển bền vững VRG năm 2021: Mở rộng phối hợp để đẩy nhanh tiến độ

CSVN – Tiếp tục phát huy các hoạt động đã triển khai thành công năm 2020 và thúc đẩy các hoạt động khác trong Chương trình phát triển bền vững (PTBV) 2019 – 2024, năm 2021, VRG tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, đóng góp vào an ninh quốc phòng và tăng hiệu quả kinh tế để cải thiện thu nhập cho người lao động, xây dựng nền tảng cho việc tái kết nối với FSC, đạt được chứng nhận phát triển bền vững từ những tổ chức có uy tín trong và ngoài nước, mở rộng sự phối hợp với các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ và đúng hướng hội nhập quốc tế.

Ảnh: Ng.Cường
Tăng cường các chứng chỉ bền vững

Trong việc thực hiện chứng chỉ quốc gia về quản lý rừng cao su bền vững, tiếp tục giao cho các công ty thành viên khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc mở rộng diện tích thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của Bộ NN-PTNT, trong đó, chọn diện tích phù hợp thực hiện chứng chi rừng bền vững Việt Nam đã được tổ chức quốc tế PEFC công nhận (VFCS/PEFC).

Đến cuối 2021, đạt 254.817 ha có phương án quản lý rừng bền vững, trong đó, trên 100.000 ha có chứng chỉ rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC (CoC) cho 36 nhà máy chế biến mủ cao su và 2 nhà máy chế biến gỗ. Tổ chức Hội nghị giao kế hoạch thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho các công ty mới thực hiện lần đầu.

Về xây dựng và thực hiện Lộ trình tái kết nối với FSC, VRG tiếp tục tích cực hợp tác với các đơn vị tư vấn độc lập và tổ chức hỗ trợ để xây dựng, thực hiện, giám sát Lộ trình tái kết nối với FSC. Phấn đấu đến cuối năm 2021 được FSC tái kết nối với Tập đoàn.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch và thực hiện hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ít nhất 5.000 ha rừng gắn với vùng cao su, đáp ứng yêu cầu tái liên kết FSC. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xác định ranh giới và độ che phủ đất của các dự án trồng cao su để làm cơ sở xây dựng các giải pháp phục hồi trong Lộ trình tái kết nối với FSC.

Trong năm 2021, VRG cũng tăng cường về các chứng chỉ bền vững bằng cách phát triển hệ thống giải trình gỗ cao su hợp pháp cho các thành viên Tập đoàn để tuân thủ Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS); Tiếp tục tham gia thực hiện danh hiệu Doanh nghiệp phát triển bền vững của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Phấn đấu 15 đơn vị đạt Top 100 chứng nhận Doanh nghiệp bền vững, trong đó, các đơn vị đã tham gia nãm 2020 cần đạt mục tiêu cải thiện thứ hạng cao hơn trong năm 2021.

Ngoài ra, đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp phát triển bền vững bằng các biện pháp như ước tính hiệu quả kinh tế của một số hoạt động phát triển bền vững như giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong quản lý rừng cao su bền vững, trồng xen kết hợp đa dạng sinh học và nguồn thu nhập, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, xử lý và tái sử dụng nước thải, chất thải, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO trong nhà máy, tiêu thụ sản phẩm có chứng chỉ và thương hiệu VRG…Bên cạnh đó khuyến cáo những giải pháp phát triển bền vững có hiệu quả kinh tế cao.

VRG cũng tiếp tục tuyên truyền, truyền thông, đào tạo, nâng cao năng lực về PTBV, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về PTBV và tăng cường hệ thống quản lý nội bộ Tập đoàn.

Tăng cường trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường

Tuân thủ quy định pháp luật về tham vấn cộng đồng đối với các dự án đầu tư mới. Tăng cường quan hệ, kết nối cộng đồng dân cư địa phương tại các dự án ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

Áp dụng “Sổ tay hướng dẫn kết nối cộng đồng trong quản lý rừng bền vững” đã được Tập đoàn ban hành.

Tiếp tục thực hiện đầu tư an sinh xã hội theo đúng kế hoạch được phê duyệt cho các vùng dự án của thành viên và kết hợp với yêu cầu của Lộ trình tái kết nối với FSC, ưu tiên cho các dự án tại Campuchia và Lào. Tiến độ đầu tư phù hợp với điều kiện và năng lực của từng công ty, hiệu quả, thiết thực trên cơ sở tham vấn cộng đồng (ưu tiên về đường giaọ thông, trường học, cơ sở y tế, giếng nước, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng, giao lưu văn hóa…).

Đảm bảo tuân thủ pháp luật về trách nhiệm đối với người lao động và quyền của người dân địa phương và các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật quốc gia, cải tiến quản lý và kỹ thuật để nâng cao thu nhập cho người lao động. Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và các nguồn lực nâng cao đời sống của cộng đồng.

VRG và các đơn vị thành viên tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường như thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Tập đoàn theo quy định của pháp luật, các cam kết quốc tế và yêu cầu của Lộ trình tái kết nối FSC. Thúc đẩy thực hiện các dự án bảo tồn và phục hồi rừng, cải thiện đa dạng sinh học ở cấp cảnh quan và dự án, gắn với phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao sinh kế cho người dân.

Khuyến khích các công ty thành viên tiếp tục áp dụng những giải pháp tiên tiến về giảm hóa chất, tiết kiệm điện, nước, sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải triệt để, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, không gây tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng.

Duy trì áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho 25 đơn vị thành viên đã đạt chứng nhận; Hướng dẫn và yêu cầu các thành viên thuộc đối tượng phải lập hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 được quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 và có đủ điều kiện thực hiện trong năm 2021. Các thành viên còn lại tiếp tục phấn đấu áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 vào các năm sau.

Thực hiện các giải pháp về phát triển bền vững

Tiếp tục áp dụng Sổ tay quản lý rừng trồng cao su bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế của WWF, VRA, VRG; Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bền vững đối với mủ cao su và gỗ cao su bền vững được UN-REDD (VN) hỗ trợ VRG, VRA, RRIV xây dựng;

Áp dụng Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020 của Tập đoàn để thực hiện các giải pháp kỹ thuật sản xuất bền vững.

Áp dụng Sổ tay hướng dẫn tham vấn và kết nối cộng đồng trong quản lý rừng cao su bền vững do VRG và Oxfam phối hợp thực hiện cho các đơn vị thành viên tại Việt Nam. Thực hiện giải pháp phát triển mô hình cao su gỗ-mủ và đa dạng thu nhập kết hợp đa dạng sinh học.

Đẩy mạnh hiệu quả kinh tế của VRG

Xây dựng và khuyến nghị những giải pháp sản xuất cao su bền vững kết hợp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, đa dạng nguồn thu nhập kết hợp với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất và không gây tác động tiêu cực đến cộng đồng.

Tăng cường những giải pháp hiệu quả và bền vững trong sản xuất như ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, canh tác tổng hợp; tiếp tục kiến nghị cơ quan Nhà nước xem gỗ cao su như là sản phẩm chính của cây cao su bên cạnh mủ cao su.

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng mủ cao su, gỗ cao su để đảm bảo hiệu quả kinh tế, xây dựng và phát triển thương hiệu VRG. Phát triển sản phẩm kết hợp trên diện tích cao su qua trồng xen, canh tác tổng hợp, chăn nuôi… để tăng thu nhập, giảm rủi ro của thị trường và cải thiện sự đa dạng sinh học.

CSVN

VRG tăng cường xây dựng phương án và thực hiện chứng chỉ về quản lý rừng cao su bền vững