CSVNO – Đến tháng 7/2021, 11 thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 1001:2010 trên 51.317 ha cao su và được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 2002:2013 cho 20 nhà máy.
Cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam có chứng nhận VFCS/PEFC để thâm nhập vào thị trường thế giới.
Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017, Điều 27 quy định các chủ rừng là tổ chức, phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Tiếp theo, Chính phủ ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, theo đó, chủ rừng là doanh nghiệp với quy mô khoảng 2.000 ha cao su trở lên, cần xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững. Ngày 16/11/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững với các chi tiết về nội dung phương án quản lý rừng bền vững và Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững với 7 nguyên tắc, 34 tiêu chí và 122 chỉ số, được xây dựng trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp và tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 1001:2010 của Chương trình Chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC).
Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS) đã được PEFC công nhận vào tháng 10/2020, cho thấy VFCS phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam có chứng nhận VFCS/PEFC có thể thâm nhập vào thị trường thế giới đang yêu cầu sản phẩm bền vững.
Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và PEFC, từ năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tạo điều kiện cho các thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018 của Bộ NNPTNT và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng VFCS/PEFC cho rừng trồng cây cao su và nhà máy chế biến mủ cao su.
Đến tháng 7/2021, 11 thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 1001:2010 trên 51.317 ha cao su và được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 2002:2013 cho 20 nhà máy. Hai tổ chức chứng nhận đã đánh giá và cấp chứng chỉ cho các công ty này làGFA Certification GmbH (Đức) và SGS Société Générale de Surveillance SA (Thụy Sĩ). Một số công ty khác đang chờ đánh giá để được cấp chứng chỉ.
VRG dự kiến đến cuối năm 2021 có trên 268.000 ha cao su tại Việt Nam hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững theo VFCS, trong đó, khoảng 100.000 ha có chứng chỉ VFCS/PEFC-FM và khoảng 38 nhà máy chế biến có chứng chỉ PEFC-CoC (gồm 36 nhà máy chế biến mủ cao su và 2 nhà máy chế biến gỗ cao su).
Bên cạnh đó, VRG đang tích cực làm việc với Tổ chức FSC để thống nhất lộ trình tái kết nối và triển khai thực hiện theo lộ trình tái kết nối với mục đích phấn đấu đến cuối năm 2022 có thể hợp tác đầy đủ, toàn diện với FSC trong việc thực hiện hệ thống quản lý rừng bền vững theo hệ thống FSC song song với bên cạnh việc duy trì và thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo PEFC.
Tiếp tục tham gia Chương trình Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2021
Nhận thức được danh hiệu Doanh nghiệp bền vững mở ra cơ hội nâng cao uy tín, thương hiệu, gia tăng sự tin cậy trong quan hệ với các đối tác và khách hàng, và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế, VRG đã khuyến khích các thành viên đăng ký tham gia Chương trình Đánh giá, Công bố các Doanh nghiệp bền vững từ năm 2019.
Chương trình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức hàng năm từ năm 2016, với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình là nhằm vinh danh và khen thưởng các doanh nghiệp đáp ứng được Bộ Chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) về kết quả kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm về môi trường và lao động, xã hội.
Năm 2019, VRG có 10 thành viên đạt Top 100 và 3 thành viên đạt chuẩn. Năm 2020, có 2 thành viên suất sắc đạt Top 10 trong 14 thành viên đạt Top 100 và 5 thành viên đạt chuẩn doanh nghiệp bền vững.
Tổ Tư vấn Phát triển bền vững VRG (tổng hợp)
Related posts:
- Cao su Chư Sê: Phổ biến chế độ chính sách khi cổ phần hóa doanh nghiệp
- Trao 3 bộ pin năng lượng mặt trời cho Cao su Mang Yang K
- Năng suất lao động Cao su Phú Riềng đạt 7 tấn/công nhân/năm
- Khối Campuchia 1 tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp
- Cao su Kon Tum: Hỗ trợ Cao su Nam Giang - Quảng Nam 100 triệu đồng khắc phục sau lũ ống
- Những sự kiện - hoạt động nổi bật của VRG năm 2023
- Hiến kế giữ chân người lao động
- Cao su Hòa Bình thưởng công nhân hơn 1 tỷ đồng
- Trường cao đẳng Công nghiệp cao su: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép năm 2020
- Thư ngỏ vận động kinh phí chỉnh trang, tôn tạo Khu di tích Phú Riềng Đỏ