CSVN – Quy định về Sử dụng, bảo quản thuốc và an toàn trong công tác bảo vệ thực vật trong Quy trình Kỹ thuật cây cao su năm 2020
Xen canh, luân canh trên vườn cây cao su
Điều 167. Quy định về quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
- Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục quy định của Bộ NN & PTNT và đã được khảo nghiệm trên cây cao su. Trường hợp sử dụng thuốc ngoài danh mục yêu cầu thuốc phải qua khảo nghiệm trước trên cây cao su
- Về chất lượng thuốc: phải có xuất xứ rõ ràng, có chứng thực chất lượng hoặc chứng chỉ kiểm định của nhà sản xuất đối với lô hàng thuốc BVTV được cung cấp. Nếu không có, phải gởi mẫu kiểm tra chất lượng lô hàng theo quy định tại các phòng thử nghiệm thuốc BVTV được chỉ định bởi Cục BVTV – Bộ NN & PTNT.
- Thực hiện mua, sử dụng thuốc theo lượng cần thực tế trong năm, tránh sử dụng thuốc cận ngày hết hạn sử dụng (dưới 1 tháng), quá hạn sử dụng làm giảm hoặc không có hiệu lực phòng trị.
- Khi thực hiện phun phòng trị bệnh phải có nhân viên kỹ thuật hướng dẫn cách pha và phun thuốc, có nhật ký phun thuốc ghi rõ thời gian, địa điểm, loại thuốc, người thực hiện, ghi nhận kỹ thuật thực hiện, có chữ ký của người thực hiện và giám sát kỹ thuật.
Điều 168. Sử dụng thuốc
Theo yêu cầu 4 đúng như sau:
- Đúng thuốc: mỗi thuốc chỉ dùng để phòng trừ cho đối tượng thích hợp. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục do Bộ NN & PTNT cho phép.
- Đúng lúc: đúng giai đoạn phát sinh phát triển của tác nhân gây hại để thuốc có tác dụng diệt đạt hiệu quả cao.
- Đúng cách: mỗi loại thuốc có cách dùng khác nhau, phải theo đúng đặc tính của thuốc và sự hướng dẫn trong quy trình.
- Đúng nồng độ, liều lượng: không tự ý tăng hoặc giảm nồng độ, liều lượng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý hoặc có tác dụng ngược như gây hại cho người và cây cao su.
Điều 169. Độc tính của thuốc BVTV
- Tất cả thuốc BVTV đều có thể gây độc đến con người, môi trường.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2009) chia thuốc BVTV thành nhóm sau:
- Thông tư 38/2010 của Bộ NN & PTNT chia thuốc BVTV thành 4 nhóm độc và quy định vạch màu, hình tượng biểu thị độ độc của thuốc BVTV
Điều 170. An toàn khi dùng thuốc BVTV
- Không ăn, hút thuốc trong khi đang phun thuốc. Không dùng thuốc vào mục đích khác như trị ghẻ, rệp, chí, muỗi…
- Cần có trang bị bảo hộ lao động khi pha chế, phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.
Thời gian tiếp xúc thuốc tối đa không quá 6 giờ trong ngày.
- Không sử dụng bình phun bị rò rỉ vì có thể gây ngộ độc. Rửa sạch bình sau khi phun, không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.
- Không phun ngược chiều gió, tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả các bộ phận của cơ thể. Nếu bị dính thuốc cần rửa ngay và rửa nhiều lần bằng nước sạch và xà phòng. Nếu thấy mệt nên nghỉ ngơi và thay người khác.
- Không sử dụng bao bì đựng thuốc vào bất kỳ mục đích nào khác.
- Không sử dụng trẻ em, phụ nữ có thai vào bất kỳ công việc gì có liên quan đến thuốc BVTV.
- Trong trường hợp bị ngộ độc, áp dụng tất cả phương tiện để cấp cứu và đưa đến cơ quan y tế gần nhất cùng với thuốc gây ngộ độc.
Điều 171. Bảo quản thuốc BVTV
- Thuốc cần có nhãn hiệu rõ ràng.
- Các loại thuốc phải xếp riêng theo đối tượng trong phòng trị, có tên riêng. Trong kho không để thuốc BVTV lẫn với phân bón.
- Khi nhận, phát thuốc phải ký nhận giữa bên giao và nhận để quản lý an toàn.
- Kho chưa thuốc nên xa dân cư, nguồn nước, thực phẩm, gia súc. Kho cần xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, nơi không bị ngập úng. Kho phải có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.
Điều 172. Sơ cứu người bị ngộ độc thuốc BVTV
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm thuốc.
- Nếu nạn nhân không còn thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Thay quần áo nhiễm thuốc, lau rửa cơ thể nạn nhân bằng xà phòng, nước sạch. Tránh gây vết thương trên da vì sẽ làm thuốc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân nhanh hơn.
- Nếu mắt bị dính thuốc, phải rửa nhiều lần bằng nước sạch, ít nhất trong 15 phút.
- Nếu uống, nuốt phải thuốc không nên gây nôn mửa ngoại trừ có hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chỉ dùng ngón tay hay lông gà móc họng làm nôn mửa. Không dùng nước muối và không bao giờ được dùng miệng tiếp xúc với nạn nhân.
- Cho nạn nhân uống dung dịch than hoạt tính (3 muỗng canh pha trong 200ml nước) có tác dụng hấp thu chất độc trong đường tiêu hóa.
- Nếu nạn nhân bị co giật dùng gạc, lược… chặn giữa hai hàm răng để tránh nạn nhân cắn đứt lưỡi.
- Giữ ấm, thoáng và yêu tĩnh cho nạn nhân, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất cùng với thuốc gây ngộ độc.
Điều 173. Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
- Tất cả thuốc BVTV đều gây độc cho người sử dụng. Triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi bị ngộ độc hoặc sau vài giờ, vài ngày. Tùy vào độc tính, liều lượng, mức độ nhiễm và thời gian tiếp xúc với thuốc mà có biểu hiện khác nhau.
- Ngộ độc nhẹ: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rát da, tiêu chảy, đổ mồ hôi, ăn không ngon.
- Ngộ độc trung bình: Nôn mửa, mờ mắt, đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh, khó thở, co đồng tử mắt, đổ mồ hôi nhiều, cơ run rẩy, co giật.
- Ngộ độc nặng: Cơ bắp co giật, không thở được, mất tỉnh táo, mạch đập yếu. Trong một vài trường hợp có thể gây tử vong.
- Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị mê man tức thì, chắc chắn đã bị ngộ độc thuốc, cần cấp cứu kịp thời.
- Kiểu ngộ độc:
+ Ngộ độc cấp tính: là hậu quả của tai nạn hoặc tự tử.
+ Ngộ độc mãn tính: do tiếp lúc lặp đi lặp lại nhiều lần với một lượng thuốc đáng kể.
Điều 174. Tổ chức và quản lý công tác BVTV
- Cấp nông trường có tổ chuyên trách BVTV: Cán bộ BVTV, tổ chuyên trách phải nắm vững các triệu chứng, kỹ thuật phòng trị các bệnh hại chính thường thấy của cây cao su, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh của đơn vị để hướng dẫn phòng trị kịp thời.
- Điều tra: Mỗi khi điều tra, các kỹ thuật viên dựa vào cách đánh giá đã quy ước để tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh, cấp bệnh trung bình trên từng vườn, sau đó tổng hợp lại để báo cáo về cấp quản lý trực tiếp.
Điều 175. Xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng
- Bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom về thùng chứa theo quy định, sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý phù hợp theo quy định.
- Thùng chứa phải đảm bảo các yêu cầu: đặt tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết, gần điểm pha chế thuốc, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khu dân cư, giao thông, mỹ quan nông thôn; làm bằng vật liệu bền chắc, không phản ứng hóa học với chất thải chứa bên trong; có khả năng chống thấm; đảm bảo không bị gió nước làm xê dịch; có nắp đậy kín, bên ngoài ghi dòng chữ “Thùng chứa bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng” và có biểu tượng cảnh báo nguy hiểm.
- Bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng lưu ở thùng chứa phải được chuyển đi xử lý trong vòng 12 tháng.
- Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cao su có trách nhiệm: tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong địa bàn quản lý, ký hợp đồng chuyển giao với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý, thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
CSVN
(Trích Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2020)
Related posts:
- Tết ABC
- Cao su Sơn La chăm lo tốt đời sống cho người lao động
- Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: 'Cởi trói' đất nông nghiệp
- Mô hình trồng xen canh tại các nước
- Mô hình Showroom 3D của Công ty CP Chế biến Gỗ Thuận An: Điển hình trong hoạt động chuyển đổi số
- Nhiều hoạt động ý nghĩa trong tháng công nhân
- Cao su Sa Thầy: Đón mùa xuân mới đầm ấm
- Cao su Lộc Ninh: Chăm lo tốt đời sống người lao động
- Anh công nhân đa tài ở cao su Dầu Tiếng
- Thực hiện giải pháp linh động, chủ động trong thu tuyển công nhân