CSVNO – Ngày 14/5, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến bàn các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản của một số địa phương đang vào mùa vụ thu hoạch cao điểm.
Với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt trong hành động để đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ.
Ngày 14/5, Bộ NN-PTNT phối hợp các Bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương; hiệp hội ngành hàng; cộng đồng doanh nghiệp tổ chức “Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19” để bàn các giải pháp trước mắt và lâu dài ứng phó kịp thời trước các tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản của một số địa phương đang vào mùa vụ thu hoạch cao điểm.
Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương; đặc biệt là sự chung sức, sáng tạo, vượt khó của bà con nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, kết quả sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,75%, GDP tăng 2,65% và kim ngạch xuất khẩu là 41,2 tỷ USD tăng 2,6% so với năm 2019. Và trong 4 tháng đầu năm 2021, cùng với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu, sản xuất nông lâm thủy sản đang dần hồi phục, thị trường tiêu thụ đối với nhiều mặt hàng vẫn được khơi thông, mở rộng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020 và tăng ở các nhóm ngành hàng chính, nhiều thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh Covid-19, song với tinh thần không được phép chủ quan, kịp thời đánh giá, tổng kết những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đưa ra các giải pháp hiệu quả trong những bối cảnh mới, nhất là với đặc thù của ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm trọng điểm có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn tiêu thụ thời điểm vào mùa vụ thu hoạch khi phải đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát.
chỉ đạo và phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh sản xuất, phương thức kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, bám sát tình hình giá cả, lưu thông hàng hóa, kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp, kế hoạch để vừa đẩy mạnh sản đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong nước, vừa thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu cả ở thị trường truyền thống và cả thị trường mới, nhiều tiềm năng.
Trong đó, đặc biệt quan tâm việc xuất khẩu, lưu thông hàng hóa nông sản qua cửa khẩu biên giới Việt – Trung, vì đây tiếp tục là một trong hai thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,003 tỷ USD, chiếm 23,3% thị phần và tăng trưởng 35,8% so với năm 2020.
Cùng với việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ tại các Công điện, Chỉ thị về phòng chống dịch Covid-19, Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 là dịp để các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp họp bàn và triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đối với nhóm các sản phẩm nông sản có tính thời vụ đang vào mùa thu hoạch như: vải, nhãn, thanh long, sầu riêng…
Từ đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong nước, định hướng kế hoạch triển khai trong năm 2021, đảm bảo cân đối cung cầu thị trường nông sản, thúc đẩy tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, bà con nông dân trước tác động của dịch Covid-19.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Related posts:
- Doanh nghiệp VN: Tăng cường liên kết vào chuỗi giá trị toàn cầu
- Giá cao su TOCOM ngày 9/4 tăng
- Sản lượng cao su Thái Lan năm 2022 có khả năng tăng 11,7% đạt 5,4 triệu tấn
- Dự báo giá cao su tiếp tục phục hồi
- Nông nghiệp khó đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD
- Indonesia hướng đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với Thái Lan để hỗ trợ giá cao su
- Cập nhật quan trọng của EUDR và các lưu ý trong chứng nhận FSC-STD-40-004
- Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
- Đưa hợp đồng điện tử thành đòn bẩy phát triển kinh tế
- Giá cao su ngày 9/9 bật tăng trở lại