CSVN – Giá cao su hôm 12/5 biến động trái chiều trên sàn giao dịch châu Á. Cụ thể, tại sàn Nhật Bản, giá cao su quay đầu tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua (11/5), trong khi đó, giá tại Trung Quốc vẫn giữ đà giảm nhẹ.
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2021 ghi nhận mức 259,4 Yen/kg, tăng 2,4 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 262,9 Yen/kg, tăng 1,7 Yen so với giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 258,2 Yen/kg, tăng 1,1 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2021 ghi nhận mức 13.845 Nhân dân tệ/tấn, giảm 10 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 6/2021 ở mức 14.040 Nhân dân tệ/tấn, tăng 10 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 14.110 Nhân dân tệ/tấn, giảm 60 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ.
Cụ thể, giá cao su ở Bình Long (Bình Phước) dao động từ 315 – 325 đồng/độ mủ. Giá cao su Phú Riềng (Bình Phước) từ 315 – 325 đồng/độ mủ. Giá cao su Đồng Phú (Bình Phước) dao động từ 315 – 325 đồng/độ mủ.
Tại Bình Dương, giá cao su hôm nay 11/5 cũng trong khoảng 315 – 325 đồng/độ mủ.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, khối lượng cao su xuất khẩu tháng 4/2021 ước đạt 80.000 tấn với giá trị 143 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2021 đạt 486.000 tấn và 817 triệu USD, tăng 79,6% về khối lượng và tăng 111,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện nay Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 5,1% và 2,7%.
Khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4/2021 ước đạt 90.000 tấn với giá trị đạt 158,5 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 594.900 tấn và 849,5 triệu USD, tăng 144,4% về khối lượng và tăng 126,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Campuchia (chiếm 44,1% thị phần), Hàn Quốc (9,5%), Trung Quốc (7,4%) là ba thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu cao su từ Campuchia tăng 11 lần, Hàn Quốc tăng 22,4% và Trung Quốc tăng 130,2%.
Nhìn nhận về diễn biến thị trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho rằng, bên cạnh việc đóng cửa nhà máy do đại dịch và tình trạng thiếu chip, ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu còn phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung cao su. Nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển.
Việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch bệnh hoành hành cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường. Vì vậy, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021-2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần.
theo baoquocte.vn
Related posts:
- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 'Sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc'
- Chính phủ Ấn Độ dự chi 11 tỷ Rupee mở rộng ngành công nghiệp cao su
- "Kết quả tiêu thụ sản phẩm CSTN thương hiệu VRG tăng trưởng hết sức ấn tượng"
- Chỉ sợi Sado mở rộng thị trường xuất khẩu
- 2 giải pháp hỗ trợ ngành gỗ
- WB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
- Kết nối thúc đẩy sản xuất cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam
- Malaysia sản xuất sản phẩm "cao su xanh" để duy trì vị trí dẫn đầu
- Sẽ hình thành khu công nghiệp chuyên ngành gỗ
- Cơ khí Cao su: Nhiều sáng kiến nâng cao năng suất lao động