Rừng cao su: nơi sinh tồn của nhiều động thực vật

CSVN – Cây cao su là loài cây góp phần làm tăng độ che phủ của rừng, giữ đất, tạo sinh kế cho con người,   là nơi trú ẩn, sinh tồn của nhiều loài động thực vật có lợi, là cây đa mục tiêu.

Cao su nảy mầm tái sinh. Ảnh: Đào Phong

Theo nghiên cứu của các chuyên gia lâm nghiệp thì cây cao su cũng như các loại cây có tế bào diệp lục khác, đều quang hợp hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2 dưới ánh sáng mặt trời. Khi không còn ánh nắng mặt trời, quá trình xảy ra ngược lại, cây sẽ hấp thu khí O2 và thải khí CO2 nhưng với hàm lượng thấp. Rừng cao su cũng tương tự các loại cây rừng trồng khác, được tái tạo từ những khu rừng nghèo kiệt, đất hoang, đồi núi trọc được cao su che phủ trở lại.

Khi cây cao su chưa kép tán có thể trồng xen được nhiều   cây lương thực khác để tạo thêm thu nhập cho người lao động. Rừng cao su còn là nơi sinh sống của khá nhiều loài chim, các loài sinh vật bò sát, thực vật… Tuy không nhiều nhưng điều đó cũng chứng minh được rằng:

Rừng cao su cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim quý. Ảnh: Đỗ Thị Nguyên
Nhiều loài động vật như ốc sên vẫn tồn tại bình thường bên cánh rừng cao su
Nhiều loài côn trùng có lợi, làm tơi xốp và giữ độ ẩm cho đất cao su
Khi cao su chưa khép tán, có thể trồng xen các loại cây ăn quả, cây lương thực…để tăng hiệu quả sử dụng đất
Đầu mùa mưa nấm mối mọc nhiều trong rừng cao su – một loại đặc sản được nhiều người săn tìm
Không khó để tìm thấy những loài hoa mọc bên bìa rừng cao su. Ảnh: Lê Thái
VŨ PHONG