CSVNO – Đó là phát biểu của ông Lê Thanh Tú – Phó TGĐ VRG tại Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, tổ chức ngày 15/1.
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đang quản lý 5.889,35 ha cao su trên địa bàn 6 huyện, 18 xã thuộc tỉnh Quảng Nam với tổng số lao động là 1.456 người. Năm 2020 là năm rất khó khăn đối với công ty, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD, Cao su Quảng Nam là đơn vị trên địa bàn bị ảnh hưởng lớn của hai đợt dịch.
Cụ thể tháng 4/2020, Công ty phải nghỉ cạo 1 tháng do thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ làm hụt khoảng 150 tấn mủ (tương đương 4,4% kế hoạch năm). Đến tháng 7,8 /2020, trên địa bàn Quảng Nam tiếp tục ảnh hưởng lớn của dịch, nhiều NLĐ phải thực hiện cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nhiều khu vực thực hiện cách ly xã hội nên gây gián đoạn trong SXKD.
Bên cạnh đó vườn cây rụng lá sinh lý trễ, kéo dài thời gian nghỉ cạo rụng lá gần 3 tháng. Sau khi dịch Covid-19 được khống chế, tình hình sản xuất của công ty từng bước được ổn định và phát triển thì thì vào những tháng cuối năm lại liên tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai (6 cơn bão và 2 áp thấp) làm xảy ra các đợt lũ lụt và nhất là cơn bão số 9 ngày 28/10 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của công ty trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Thiên tai đã làm công ty thiệt hại rất lớn, đặc biệt có 921,45 ha bị gãy đổ tập trung.
Với diện tích cao su khai thác 3.282 ha, năm 2020, sản lượng khai thác 2.020 tấn (đạt 100,50 KH); chế biến được 2.060 tấn (đạt 89,2% KH); tiêu thụ được 2.160 tấn (đạt 93,5% KH); giá bán cao su bình quân trên 29 triệu đồng/tấn. Tổng doanh thu cao su 63,6 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước hơn 1,65 tỷ đồng. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ cho NLĐ như BHXH, BHYT, BHTN và BHLĐ đầy đủ và đúng quy định.
Năm 2020, công ty đã có nhiều biện pháp để giảm giá thành sản xuất như tiết giảm chi phí quản lý, thương thảo với các đối tác để giảm chi phí gia công chế biến (từ 3,3 triệu đồng/tấn xuống còn 2,8 triệu đồng/tấn), hỗ trợ đơn giá khai thác ở các khu vực khó khăn để thu hút lao động nhằm tăng sản lượng mủ…
Công ty đã nỗ lực tìm kiếm đối tác nhằm hợp tác đầu tư một số lĩnh vực như cụm công nghiệp, khu dân cư, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng xen cây gỗ lớn vào diện tích vườn cây ngưng đầu tư.
Năm 2021, dự báo tình hình tiêu thụ cao su tiếp tục khó khăn, giá cao su chưa phục hồi; dịch bệnh Covid – 19 diễn biến khó lường; vườn cây của công ty năm 2020 bị thiệt hại nặng nề do thiên tai làm giảm diện tích, chất lượng vườn cây từ đó làm giảm năng suất, sản lượng… hoạt động SXKD của công ty sẽ đối mặt với những thách thức mới. Quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao, Công ty tiếp tục đẩy mạnh tiết giảm chi phí, hạ giá thành, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Cụ thể, sản lượng mủ khai thác 2.480 tấn; năng suất bình quân 0,9 tấn/ha; thu mua mủ cao su tiểu điền 300 tấn; chế biến 2.780 tấn; tiêu thụ 2.780 tấn. Tổng doanh thu cao su 95,4 tỷ đồng.
TRẦN HUỲNH – ẢNH: CTV
Related posts:
- Sẽ thành lập Quỹ hỗ trợ chi phí xuất nhập cảnh do dịch Covid - 19 cho người lao động làm việc tại Ca...
- Cao su Lai Châu: Lương bình quân trên 4,1 triệu đồng/người/tháng
- Cao su Hòa Bình: Phấn đấu tổng doanh thu đạt 155,290 tỷ đồng năm 2019
- Một số chỉ tiêu, kế hoạch SXKD chủ yếu của VRG trong 2 năm 2014-2015
- Cao su Bình Thuận nỗ lực vượt khó, chăm to tốt đời sống người lao động
- Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng trao kỷ niệm chương cho lãnh đạo Công ty Chư Păh và Mang Yang
- Cao su Điện Biên: Khen thưởng 8 tập thể xuất sắc trồng mới
- Đại hội Đảng bộ VRG lần VIII nhiệm kỳ 2015 - 2020
- Công ty 75: Hơn 300 lượt người hiến máu tình nguyện đợt 2
- Cao su Bảo Lâm về trước kế hoạch 34 ngày