CSVNO – Vốn hóa của GVR chốt phiên 21/12 đạt 108.400 tỷ đồng. Giá cổ phiếu GVR gấp 3,4 lần so với mức đáy 7.910 đồng/cp hôm 30/3.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/12, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) tăng trần lên 27.100 đồng/cp, gấp 3,4 lần so với mức đáy ngày 30/3. Với 4 tỷ cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của GVR đạt 108.400 tỷ đồng và đứng thứ 10 trên sàn HoSE.
Phiên 21/12, GVR cũng chính là cổ phiếu có mức ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index khi đóng góp vào đà tăng của chỉ số này 1,92 điểm (0,18%). Thời gian gần đây, GVR thường xuyên lọt vào danh sách các cổ phiếu tác động mạnh nhất lớn nhất đến chỉ số này. Trong tuần giao dịch trước (14-18/12), GVR cũng đứng đầu về mức độ tác động tích cực đến VN-Index (4,8 điểm).
Đi cùng với giá tăng mạnh, từ đầu tháng 10 đến nay, thanh khoản của GVR tăng vọt so với thời gian trước đó. Cụ thể, tổng khối lượng khớp lệnh bình quân từ đầu tháng 10 ở mức gần 4,6 triệu đơn vị/phiên, gấp hơn 3 lần so với trước đó.

Mặc dù là một trong những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất nhất sàn chứng khoán với 40.000 tỷ đồng nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang nắm giữ đến 3,87 tỷ cổ phiếu (96,77% vốn). Khối lượng cổ phiếu freeload chỉ khoảng hơn 120 triệu đơn vị.
Tập đoàn cũng vừa ước tính các chỉ tiêu về tài chính hợp nhất năm 2020. Theo đó, doanh thu và thu nhập khác ước đạt 23.032 tỷ đồng, đạt 93,4% kế hoạch năm và tăng gần 3% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 4.955 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng hơn 6% so với năm 2019. Chỉ tiêu sản lượng khai thác toàn tập đoàn ước hơn 365.380 tấn mủ cao su, vượt kế hoạch.
Báo cáo 9 tháng đầu năm, GVR ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.433 tỷ đồng, giảm gần 11% so với cùng kỳ do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo đó, ước lợi nhuận quý IV của tập đoàn vào khoảng 2.522 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ nhờ giá cao su, giá gỗ cải thiện mạnh và nguồn thu lớn từ thoái vốn.
Hiện tại, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tái cấu trúc và sắp xếp lại các đơn vị thành viên. Mới nhất, công ty đã hoàn tất thoái vốn 9,34 triệu cổ phiếu Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP), thu về khoảng 1.320 tỷ đồng. Trước đó, tập đoàn này cũng thoái thành công CTCP Xây dựng và Tư vấn đầu tư, CTCP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG), Xây dựng và Tư vấn đầu tư (CIC)…
theo ndh.vn
Related posts:
Trần Thanh Trung: giám đốc trẻ cháy bỏng tình yêu cây cao su
Bản tin chuyên đề số 3
Vươn lên từ cánh rừng cao su
Lãnh đạo cấp cao Chính phủ Hoàng gia Campuchia dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động tại Cao su Tân Bi...
Lần đầu tiên đi thi thợ giỏi đã "ẵm" giải cao
Cơ hội cho cao su mở rộng thị trường
VRG tăng cường xây dựng phương án và thực hiện chứng chỉ về quản lý rừng cao su bền vững
Cao su nguyên liệu sản xuất lốp xe: thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu
Các công ty cao su thuộc VRG khu vực Campuchia tăng trưởng tốt và ổn định
Chiếc thùng và con dao cạo