CSVNO – Sáng ngày 25/6, Công ty CPCS Sa Thầy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chế biến năm 2019, đánh giá những mặt cần khắc phục, xây dựng giải pháp cho năm 2020 và thời gian tới, xây dựng đơn vị phát triển toàn diện.
Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017. Công suất thiết kế của nhà máy chế biến mủ SVR10, 20 thực hiện theo dây chuyền rút gọn, giai đoạn I có tổng công suất thiết kế là 4.500 tấn/năm.
Ngay từ khi bắt đầu vận hành, Công ty xác định chế biến và quản lý chất lượng sản phầm là một mắt xích hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoàn thành nhiệm vụ khai thác và chế biến chỉ mới dừng lại ở mức cần nhưng chưa đủ, mà phải hết sức chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cùng với đó là bảo vệ môi trường thì mới hướng đến sự ổn định và phát triển vững bền.
Sản lượng mủ SVR10 chế biến trong từ 2017 đến 2019 là 15.225,3 tấn. Trong đó chế biến mủ của Công ty là 11.653,9 tấn, gia công 2.654,9 tấn và mủ mua ngoài 925,5 tấn. Các chỉ tiêu chất lượng mủ SVR10 của Nhà máy chế biến trong 3 năm (2017-2019) đều đạt so với tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là qua kết quả kiểm nghiệm, một số chỉ tiêu chất lượng mủ SVR10 đạt tương đương với các Công ty ở miền Đông Nam Bộ. Chất lượng mủ SVR10 chế biến qua 3 năm (2017-2019) được đánh giá cao, trong đó có 7.050,98 tấn đạt TCCS 112 và 8.174,27 tấn đạt TCVN 3769.
Hội nghị đã nghe 6 tham luận của các đơn vị trực thuộc và Phòng CMNV, các tham luận đã kết hợp giữa lý thuyết và nhiều hình ảnh động, video clip để minh họa cho nội dung tham luận, giúp cho chất lượng tham luận ngày một nâng cao.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Thanh Nam – TGĐ Công ty đánh giá cao tập thể CBCNV toàn Công ty, đã nỗ lực cố gắng chế biến được hơn 15.000 tấn sau 3 năm Nhà máy chế biến đi vào hoạt động, đó là 1 thành quả rất đáng ghi nhận. Chất lượng sản phẩm thể hiện rõ nét ở khâu tiêu thụ, sản phẩm sản xuất tới đâu tiêu thụ đến đó, khách hàng luôn tín nhiệm chất lượng sản phẩm của Công ty.
Ông Đỗ Thanh Nam chỉ đạo, tuy đạt được kết quả rất đáng khích lệ, nhưng không nên thỏa mãn mà cần phải cố gắng hơn nữa, khắc phục tất cả những tồn tại mà Hội nghị đã đánh giá và tham luận vừa trình bày. Cần phải có bước chuẩn bị, nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, học tập kinh nghiệm ở các đơn vị bạn… từng bước vươn tới mức chất lượng của toàn ngành và khu vực.
Công ty sẽ nâng công suất dây chuyền hiện tại, đưa dây chuyền mủ tờ vào hoạt động để ổn định công suất 11.000 tấn/năm, khi đó đòi hỏi các khâu của quy trình phải chuyên môn hóa, người lao động phải thực hiện đúng mọi QTKT, phát huy hơn nữa vai trò của Tổ trưởng, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn…, tuyệt đối không để lẫn tạp chất vào nguyên liệu chế biến.
Công tác bảo vệ thực vật là rất quan trọng, phải có kế hoạch thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại, tập kết địa điểm quy định và xử lý, tuyệt đối không để ảnh hướng đến môi trưởng. Tập thể CBCNV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, áp dựng triệt để các quy định để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất, xây dựng thương hiệu Công ty, tạo thuận lợi lớn trong tiêu thụ, giá bán và hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Công ty.
Hội nghị cũng đã biểu dương, khen thưởng 5 tập thể và 4 cá nhân xuất sắc trong công tác chế biến, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường.
ÁNH NGỌC
Related posts:
- Cao su Sa Thầy tổ chức Hội thao CNVC - LĐ năm 2022
- Tổ chức tốt ăn giữa ca trong ngày kỷ niệm 85 năm
- “Định hướng cho con theo nghề truyền thống gia đình”
- Nông trường Quản Lợi (Bình Long) thu nhập trên 7,5 triệu đồng/người/tháng
- Ước vọng nhiều thắng lợi
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng khi chứng kiến những hàng cao su xanh mướt của VRG ở Kampo...
- Thành công của sự hợp tác hữu nghị và phát triển
- VRG ưu tiên bàn giao đất xây dựng công trình an sinh xã hội
- Cao su Chư Sê: Huấn luyện 130 chiến sỹ lực lượng tự vệ
- Tri ân các "chiến sỹ áo trắng" ngành cao su