CSVN – Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, qua khảo sát bước đầu ở 130 doanh nghiệp ngành gỗ, bình quân mỗi doanh nghiệp trong quý I/2020 đã bị thiệt hại về kinh tế khoảng 25 tỉ đồng, tổng thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp đến nay ước lên đến khoảng 3.000 – 5.000 tỉ đồng.
Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ hai giải pháp trước mắt. Theo đó, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ đồng ý cho kéo dài 5 tháng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chậm nộp các loại thuế, chậm nộp 5 tháng với tiền thuê đất đợt 1. Riêng gói hỗ trợ này, tạm thời cho phép các doanh nghiệp đình hoãn nộp khoảng 180.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất.
Bên cạnh đó, hiện Ngân hàng Nhà nước đã có gói tín dụng khoảng 285.000 tỉ đồng cho việc giãn, hoãn nợ cũ, áp dụng các cơ chế cho vay có điều kiện đảm bảo thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp, với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp…
Vừa qua, với việc Chính phủ tiếp tục có gói hỗ trợ lên tới 62.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho người lao động do tác động của dịch Covid-19. Đây cũng sẽ là gói hỗ trợ nhằm giúp người lao động hoạt động trong ngành gỗ giảm bớt khó khăn do phải nghỉ việc, giãn việc…
Bộ NN&PTNT cũng đã có văn bản đề nghị các hiệp hội, các doanh nghiệp trong ngành gỗ cần năng động, sáng tạo trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, không quá bi quan, cố gắng có các giải pháp nhằm duy trì hoạt động bằng việc tìm những thị trường mới, hướng vào thị trường nội địa… nhằm cố gắng duy trì sản xuất.
Bộ NN&PTNT cũng giao cho Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay, không được kéo dài, nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ.
P.V
Related posts:
- Gỗ Thuận An chỉ còn 2 cổ đông sáng lập
- Nệm Đồng Phú khai trương Showroom thứ 6 tại Gia Lai
- Myanmar: Mục tiêu xuất khẩu cao su hơn 500 triệu USD trong năm 2022 - 2023
- Các công ty sản xuất sản phẩm công nghiệp: Quyết tâm vượt khó hoàn thành kế hoạch được giao
- Triển lãm Rubber Tech 2024 được tổ chức với chủ đề “Cao su bền vững – xu thế của thời đại”
- Xuất khẩu cao su năm 2022 lập kỷ lục
- Khu công nghiệp Tân Bình: Mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội
- Phát triển sản phẩm cao su thiên nhiên thương hiệu VRG theo hướng bền vững
- Các nhà sản xuất găng tay vẫn hy vọng khả quan
- Campuchia chú trọng giống và thị trường cao su