CSVNO – Đó là thông tin tại Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, được tổ chức ngày 2/3.
Công ty hiện quản lý 5.889,35 ha cao su. Trong đó, 2.992,29 ha vườn cây khai thác và 2.897,06 ha vườn cây KTCB. Năm 2019, công ty mở mới 383 ha khai thác. Sản lượng khai thác 2.104 tấn, hoàn thành sản lượng Tập đoàn giao, tăng 472 tấn so với sản lượng khai thác năm 2018. Năng suất bình quân 0,70 tấn/ha (cao hơn 0,08 tấn/ha so với năm 2018).
Công ty chế biến được 2.163 tấn/2.260 tấn mủ (đạt 98% KH), tăng 598 tấn so với năm 2018. Trong đó chế biến mủ RSS 3 là 342 tấn và mủ SVR 10 là 1.820 tấn. Công ty đã tiêu thụ được 2.249 tấn/2.400 tấn cao su (đạt 94% KH), so với năm 2018 tăng 497 tấn. Giá bán cao su bình quân 30,5 triệu đồng/tấn.
Tổng doanh thu cao su 68,6 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước hơn 1,8 tỷ đồng. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động như BHXH, BHYT, BHTN và BHLĐ đầy đủ và đúng quy định.
Năm 2020, dự báo tình hình tiêu thụ cao su tiếp tục khó khăn, giá cao su chưa phục hồi, dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ đối mặt với những thách thức mới. Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, nhất là năm 2019 tiết giảm chi phí, hạ giá thành, đảm bảo thu nhập cho người lao động, CB.CNV LĐ quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ của năm 2020.
Cụ thể, sản lượng mủ khai thác 3.380 tấn; năng suất bình quân 1,03 tấn/ha; mua mủ cao su tiểu điền 300 tấn. Sản lượng mủ tiêu thụ 3.680 tấn; giá thành tiêu thụ bình quân 29,49 triệu đồng/tấn; giá bán bình quân 31 triệu đồng/tấn. Tổng doanh thu cao su 114,3 tỷ đồng.
Quyết tâm thực hiện kế hoạch năm 2020, ông Trương Thu – TGĐ Cao su Quảng Nam đã đưa ra các biện pháp thực hiện, như: “Bố trí, sắp xếp lại lao động, đối với vườn cây KTCB 7 ha/lao động, đối với vườn cây kinh doanh 3 ha trở lên và tăng số cây cạo trên phần cạo (từ 450 cây trở lên/phần cạo) và bình quân 80 ha – 100 ha/ tổ trưởng sản xuất. Cân đối lại lao động, sắp xếp chuyển sang chế độ cạo D4, D5 tại một số đơn vị thiếu lao động. Tổ chức khai thác mủ bằng nhiều biện pháp linh hoạt, thí điểm triển khai CNLĐ theo hướng chuyên cạo, chuyên thu mủ nhằm tăng số cây cạo/người đối với đơn vị thiếu lao động… để đạt hiệu quả cao nhất”.
THIÊN HƯƠNG
Related posts:
- Cao su Lai Châu luôn thu hút cán bộ trẻ
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tuyển sinh năm 2022 vượt hơn 41%
- Kiến nghị gỗ cao su là sản phẩm thứ hai sau mủ
- VRG ủng hộ tỉnh Sơn La khắc phục hậu quả mưa lũ
- Chăm lo tốt đời sống 2.671 CN cao su Việt – Lào
- Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh: Ra quân thu hoạch mủ và thi thợ giỏi
- Sôi nổi Hội thi Bàn tay vàng Công ty Vketi
- Phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3
- Tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo phát triển cao su Điện Biên
- Cao su Ea H’Leo sôi nổi giải bóng chuyền truyền thống