CSVN XUÂN – Du lịch sinh thái – cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa hiện có của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác các hoạt động và hưởng lợi.
Nét văn hóa đặc trưng
Hiện nay, loại hình du lịch mang tính cộng đồng này đang mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế theo hướng bền vững cho nhiều địa phương. Vì nó không những giúp người dân bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, mà còn là cơ hội hữu ích để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo tại các địa phương. Mô hình này đang được các địa phương triển khai, quan tâm, đầu tư phát triển, tiêu biểu là tỉnh Kon Tum.
Với lợi thế đa dạng về văn hóa các dân tộc, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số, Kon Tum hiện nay đã và đang có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển thành công. Những mô hình này không chỉ phát huy được thế mạnh văn hóa bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhiều người dân bản địa.
Anh A.Tâm – Chuyên viên Phòng xúc tiến phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giải thích: “Cồng chiêng được coi là tài sản quý giá, linh thiêng và đã trở thành bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ bao đời nay. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã lan tỏa, không chỉ là di sản văn hóa quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, của các dân tộc Việt Nam mà còn là di sản phi vật thể của nhân loại”.
Một du khách nước ngoài trải lòng: “Mặc dù các thành viên gia đình đã đi du lịch ở nhiều nơi, đã trải nghiệm nhiều mô hình du lịch cộng đồng, homestay ở nhiều địa phương, song khi đến Kon Tum, được trực tiếp tham gia các hoạt động với gia đình người đồng bào, chúng tôi thấy rất thú vị”.
Cơ hội và thách thức
Để phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học và góp phần tạo sinh kế cho bà con, đây là việc làm có ý nghĩa, góp phần phát huy giá trị truyền thống, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đem lại những trải nghiệm cho du khách, đồng thời góp phần nâng cao đời sống cho bà con cộng đồng người bản xứ đang là thời cơ cũng là thách thức với Kon Tum.
Bởi hiện nay, lực lượng tham gia phần đông là cộng đồng nên chưa có kinh nghiệm triển khai, khi bắt đầu có kết quả thì nhiều hộ gia đình tham gia tự phát, không theo khuôn mẫu đã được tư vấn, xây dựng. Các địa điểm lựa chọn ở vị trí có tiềm năng khai thác phục vụ phát triển du lịch nhưng đều nằm trong diện “chờ” nên khó phát triển lâu dài. Trang thiết bị phục vụ hành trình phần nào vẫn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế gây khó cho các công ty lữ hành.
Cùng với đó là khâu tiếp thị quảng bá, đào tạo, tập huấn về kỹ năng hướng dẫn và đón tiếp cho nguồn nhân lực vẫn cần được quan tâm thường xuyên và lâu dài. Hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, như khu thu gom xử lý rác thải, điện, nước sinh hoạt hiện chưa đáp ứng nhu cầu thực tế…
VŨ PHONG – A.TÂM
Related posts:
- Các đơn vị công nghiệp dịch vụ: Nhiều giải pháp giữ chân người lao động
- Có nên cho trẻ học thêm nhiều?
- Công ty Bình Dương tặng 875 suất quà cho bà con khó khăn
- Lao động nữ sinh con được nhận thêm tiền từ ngày 1/7/2023
- Hãy bảo vệ tình yêu và xây dựng cuộc sống hôn nhân vững vàng!
- Công nhân làm thêm mùa nghỉ cạo
- Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ
- Binh đoàn 15: Sẵn sàng cho ngày hội toàn dân
- Gặp người “giải cứu” hàng chục máy cày bị… đắp chiếu!
- 95,5% chi hội Phụ nữ Công ty 75 đạt vững mạnh