Áp khí Ethylene kết hợp khoan lấy mủ: Hiệu quả kinh tế cao?

CSVN – Thời gian qua, phương pháp áp khí Ethylene với độ tinh khiết 99,95% giúp tăng năng suất, sản lượng thu hút sự quan tâm của nhiều hộ tiểu điền. Cùng với đó, trong giai đoạn giá mủ thấp, khó tìm lao động cạo mủ, việc dùng khoan để lấy mủ theo nhiều người đánh giá là khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh hơn cạo truyền thống nhiều lần, hiệu quả kinh tế cao.
>> Khai thác mủ bằng khí Ethylene: Có hiệu quả?
Bà P. đang khoan lấy mủ.
Bà P. đang khoan lấy mủ.
Đơn giản, dễ làm

Chúng tôi liên hệ với một công ty chuyên cung cấp các thiết bị phục vụ cho phương pháp áp khí và khoan lấy mủ có trụ sở tại TP.HCM. Theo ông H.A – Giám đốc công ty, bộ sản phẩm áp khí Ethylene đơn giản, dễ sử dụng. Với phương pháp này tất cả mọi người đều có thể làm được dễ dàng, thời gian khoan nhanh gấp 4 lần cạo truyền thống.

Với cây nguyên sinh, áp khí từ dưới gốc lên từ 0,6m – 1,2m, với cây đã mở miệng cạo thì áp khí trên miệng cạo 20 cm. Tiến hành đóng nắp chóp và bơm khí vào túi khí cho cây hấp thụ dần. Lần đầu sẽ bơm 100 cc, các lần sau sẽ giảm xuống 70 cc. Mỗi lần bơm sẽ sử dụng được 3 lần khoan theo nhịp D3. Sau 1 tháng thì tháo nắp chóp di chuyển vị trí mới. Công ty cũng cung cấp một loại máy khoan chuyên dụng rất an toàn, mũi khoan sẽ tự động khoan vào phần vỏ, không phạm vào thân cây.

Cũng theo ông H.A: “Áp khí Ethylene và khoan lấy mủ, mủ chảy ra rất chậm trong thời gian dài, và dừng chảy trong khoảng thời gian cụ thể, cây không bị ảnh hưởng mà còn phát triển tốt hơn, không bị mất da, và cho gỗ tốt sau này, chậm rụng lá hơn so với cạo truyền thống, ra lá nhanh hơn, kéo dài thời gian khai thác hơn 40 năm với năng suất vượt trội gấp 2 -3 lần. Đặc biệt phương pháp này có thể lấy mủ lâu dài trên cây khô miệng và phục hồi năng suất mủ trên vườn cây sản lượng kém do mủ đông nhanh”.

Chúng tôi ghé thăm vườn cao su đã áp dụng phương pháp áp khí và khoan lấy mủ của một hộ tiểu điền ở huyện Bù Đăng, Bình Phước. Bà P – Chủ vườn cho biết: “Hiện tại tôi đang áp dụng phương pháp này cho 3 ha cao su giống RRIV124. Sau 1 năm sử dụng tôi thấy rất hiệu quả. Ngày trước mỗi ha cao su đi cạo phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, với phương pháp khoan này chỉ mất gần một tiếng. Bên cạnh đó, tất cả mọi người già trẻ đều có thể làm được dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật như cạo truyền thống. Tôi có thể đi khoan vào buổi chiều, sáng đi trút mủ, không phải thức khuya dậy sớm, công việc nhàn rỗi, đỡ vất vả hơn”.

Hiệu quả kinh tế cao?

Theo ông H.A, bộ áp khí có giá thành rẻ, bao gồm túi khí, ống dẫn, nắp chóp có giá 10.000 đồng, chỉ cần trang bị thêm dụng cụ đóng nắp chóp 80.000 đồng và máy khoan 300.000 đồng là có thể dễ dàng thao tác bơm khí, khoan và lấy mủ. Cùng với bộ che mưa và lấy trực tiếp từ ống đến chén, phương pháp này còn giúp khai thác mủ đều đặn vào các ngày mưa, lượng mủ thu được nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn và thời gian hoàn vốn rất nhanh.

Cũng theo bà P, bình thường bà mướn thợ cạo 3 ha cao su hết 10 triệu/tháng, sau khi trừ các chi phí, chỉ thu về 12 triệu đồng. Từ khi áp dụng bộ áp khí và khoan lấy mủ, sản lượng tăng hơn 50%, độ mủ cũng tăng 5 độ. Đầu tư 1 bộ áp khí 10.000 đồng, bình gas 85.000 đồng có thể bơm được 100 -150 lần cho cây dưới 10 năm tuổi, mỗi lần bơm khí lấy được ba lần mủ. Bộ áp khí có thể sử dụng trong 3 năm cùng với máy khoan chuyên dụng, cộng với việc tận dụng công lao động trong gia đình, mỗi tháng tôi thu về gần 30 triệu đồng, sau hơn một tháng thì đã hoàn vốn.

“Trước đây, khi cạo truyền thống vào mùa mưa, sau mấy ngày nghỉ rồi cạo lại lượng mủ sẽ giảm đi nhưng với phương pháp này thì ngược lại, lượng mủ sẽ tăng lên nhiều. Phương pháp này rất tiện lợi và hiệu quả cho người nông dân, sắp tới tôi sẽ áp dụng hết cho 4 ha cao su còn lại”, bà P nói.

KHẢ HÂN

4 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Nguyễn thị nhật
5 years ago

Gđ em cũng áp khí 300 cây nay được 20ngày rồi em khoan D4 nhưng thấy ở nắp chóp bị hiện tượng bị thối vỏ.em đang hoang mang lắm ạ.xin cho em một lời giải thích ạ

Nguyễn Hoàng Anh
5 years ago

Dùng phương pháp này sản lượng không tăng 2 3 lần nhé (mình không phát biểu như vậy). Tác giả vui lòng sửa lại nội dung bài viết. Sản lượng mủ tăng (chủ yếu là do khai thác cả ngày mưa), còn lượng mủ tăng trong 1 lần lấy chỉ tăng từ từ thêm 10% mỗi tháng so với cạo truyền thống cùng thời điểm. Ví dụ tháng đầu tăng 10% so với cạo truyền thống, tháng 2 tăng 20%. Tùy vào độ tuổi cây mà tăng 30-60%, phải giám sát đảm bảo độ mủ không được giảm dưới mức… Read more »

TRUONG THANH TRUNG
4 years ago

Chào a ! A thấy ở ngoài vỏ có hiện tượng thối vỏ là do a đóng nắp chóp sâu quá , lớp vỏ cây đã đùn hết vào phần nắp chóp khí không qua được nên ứa nước ở đó lâu ngày sẽ ngay ra hiện tượng hoại tử ở phần nắp chóp , phương pháp xử lý là tháo nắp chóp đó ra dời lên vị trí khác

phan thị kim thêu
5 years ago

mua dụng cụ ở cơ sở nào uy tín chất lượng