CSVNO- Ngày 28/6, tại TP.HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cùng Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững tổ chức Tập huấn thu thập thông tin giám sát tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Theo VRA, sau tiến trình đàm phán kéo dài hơn 6 năm Chính phủ Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với Liên minh Châu Âu (EU) vào tháng 10/2018 và Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vào ngày 1/6/2019.
Thực thi Hiệp định này tại Việt Nam trong tương lai sẽ bảo đảm rằng toàn bộ các sản phẩm gỗ nằm trong danh mục đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và EU, bao gồm cả các sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa và các sản phẩm xuất khẩu là các sản phẩm hợp pháp và các đối tượng chịu ảnh hưởng là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Chính vì vậy, cần thực hiện việc giám sát và báo cáo tác động của VPA/FLEGT đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chế biến gỗ để công bố đến Ủy ban thực hiện chung giữa Chính phủ Việt Nam và EU và đề xuất giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực.
Để đạt được mục tiêu này, VRA phối hợp với Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SRD) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu thập thông tin giám sát tác động và hiểu thêm về Hiệp định VPA/FLEGT.
Tham gia buổi tập huấn, gồm các học viên đến từ các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành chế biến gỗ như: Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng, MDF Kiên Giang, Công ty CP Công nghiệp & XNK Cao su, Cty Chế biến XNK gỗ Tây Ninh, Cty chế biến gỗ Đông Hòa, gỗ Thuận An, Cty CP chế biến Gỗ Đồng Nai, gỗ Lộc Ninh, gỗ Đồng Phú, Cao su Trường Phát, đại diện dự án HAWA…
Nội dung chương trình, các học viên được nghe ông Nguyễn Việt Dũng, chuyên gia tư vấn kỹ thuật trình bày đề xuất khung nội dung và chỉ số giám sát tác động của VPA/FLEGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành chế biến gỗ ở Việt Nam. Ông Vũ Thế Thường, đại diện Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững (SRD) giới thiệu tổng quan tiếp cận và hợp tác giám sátg – đánh giá tác động của thực hiện VPA-FLEGT tại Việt Nam; Giới thiệu dự thảo bộ chỉ số giám sát tác động của VPA-FLEGT đối với DNVVN; Cơ chế phối hợp thực hiện giám sát tác động của VPA-FLEGT giữa các hiệp hội và VNGO-FLEGT; Giới thiệu biểu mẫu khảo sát thông tin giám sát tác động VPA-FLEGT đối với DNVN ngành công nghiệp gỗ Việt Nam…
Tại buổi tập huấn, các học viên được chia thành từng nhóm để thảo luận và nêu câu hỏi, chính kiến, những thắc mắc của mình cho giảng viên. Thảo luận chung về khung nội dung giám sát; Thảo luận nhóm về dự thảo bộ chỉ số giám sát tác động đối với DNVVN; Thảo luận nhóm, góp ý hoàn thiện biểu mẫu khảo sát thông tin giám sát tác động…
Đây là buổi tập huấn được các doanh nghiệp đánh giá cao và đều mong muốn có nhiều buổi tập huấn để cho các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn nữa.
MINH TÂM – ẢNH: VŨ PHONG
Related posts:
- Cao su Hòa Bình thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/người/tháng
- Rừng cao su: Từ góc nhìn quản lý phát triển bền vững
- Doanh nghiệp cao su chung tay phát triển bền vững
- Tỉnh ủy Bình Phước chúc Tết VRG
- Cao su Phú Riềng chủ động, linh hoạt trong tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa
- Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cao su Việt Lào tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2025
- Hưu trí Cao su Chư Păh: Tỷ lệ hộ giàu chiếm 20%
- Cao su miền núi phía Bắc: Vững tin vào tương lai
- Cao su Bến Thành có 10 sáng kiến làm lợi trên 2 tỷ đồng
- Đưa trên 1.200 ha cao su tại Campuchia vào khai thác